Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Vì sao doanh nghiệp cần lập ĐTM và GPMT?

Đối với báo cáo ĐTMgiấy phép môi trường theo quy định mới thường thực hiện theo một số quy định tại Luật BVMT 2020. Một số tiêu chí quan trọng nhất cần phân loại dự án thuộc nhóm dự án đầu tư tác động đến môi trường ở mức cao, trung bình, thấp và không nguy hiểm mà được phân loại chính xác đối tượng cần lập HSMT cần thiết.

Vì sao cần lập ĐTM và GPMT

1. Lý do phải lập hồ sơ xin cấp GPMT

1.1. Tuân thủ quy định của pháp luật

  • Chỉ có Luật BVMT 2020 mới quy định việc cấp GPMT cùng với Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết các vấn đề liên quan đến GPMT dựa vào mức độ tác động đến môi trường
  • Đối với GPMT được quy định chi tiết tại Mục 4 Chương IV của Luật BVMT 2020 liên quan đến đối tượng, nội dung cấp GPMT, thẩm quyền cấp GPMT, căn cứ và thời điểm cấp giấy phép, hồ sơ trình tự thủ tục cấp giấy phép, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường,…

1.2. Thực hiện các công trình BVMT

  • Việc cấp GPMT đòi hỏi chủ nguồn thải phải triển khai thiết kế, thi công đầy đủ các hạng mục công trình, thiết bị xử lý chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại)
  • Công trình thu gom, giám sát, lưu giữ CTR, chất thải nguy hại cùng với thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, CTR y tế, CTR nguy hại phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển CTR đến địa điểm xử lý.
  • Trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chủ đầu tư cần tuân thủ yêu cầu BVMT theo GPMT

1.3. Thực hiện các thủ tục hành chính

  • Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện các thủ tục hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cùng với nhiều tài liệu pháp lý, kỹ thuật của dự án đầu tư, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp,…
  • Xác định thời điểm cấp GPMT: dựa vào thời gian vận hành thử nghiệm, giấy phép môi trường thành phần còn hiệu lực hoặc dựa vào công trình, thiết bị, hạng mục công trình để cấp GPMT theo từng giai đoạn hoặc theo nhiều giai đoạn của dự án
  • Khi GPMT có hiệu lực thì quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và GPMT thành phần hết hiệu lực

2. Quy định mới trong việc lập báo cáo ĐTM

2.1. Đối tượng và thời điểm lập báo cáo ĐTM

  • Dựa vào Điều 30 của Luật BVMT 2020 thì đối tượng lập ĐTM bao gồm dự án đầu tư nhóm I và nhóm II
  • Dựa vào Điều 31 của Luật BVMT 220 thì đánh giá tác động môi trường sẽ do chủ đầu tư triển khai hoặc thông qua đơn vị tư vấn đủ điều kiện, năng lực thực hiện. thời gian triển khai lập ĐTM đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương

2.2. Quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá lại ĐTM

  • Áp dụng với dự án tăng quy mô, công suất tới mức điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định
  • Áp dụng với dự án thay đổi công nghệ sản xuất làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý của các công trình BVMT so với phương án trong quyết định báo cáo ĐTM
  • Áp dụng với dự án thay đổi địa điểm triển khai dự án (trừ trường hợp dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, CCN thay đổi địa điểm phù hợp với quy hoạch)
  • Áp dụng với dự án thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận làm tăng ô nhiễm, sạt lở, sụt lún

Cả GPMT và báo cáo ĐTM đều áp dụng theo Luật môi trường mới gây ra không ít trở ngại đối với doanh nghiệp trong việc xác định chính xác đối tượng hồ sơ cần thực hiện.

Nếu dự án của bạn gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong việc lập HSMT thì hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938 857 768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!