Hồ sơ môi trường đối với doanh nghiệp trong năm 2022 rất quan trọng, đó không chỉ làm căn cứ để các dự án đầu tư, cơ sở triển khai các kế hoạch sản xuất xuất, kinh doanh mà đó còn giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định Nhà nước. Mỗi loại hồ sơ sẽ có những quy định riêng theo từng quy định pháp lý về đối tượng, thủ tục quy trình, cơ quan thẩm định, tần suất hay thời hạn cũng khác nhau.
Các hồ sơ cũ không còn hiệu lực từ năm 2022
Căn cứ theo những quy định về một số luật nhất định, nhiều thủ tục HSMT kể từ năm 2022 sẽ không còn hiệu lực thi hành hoặc sẽ tích hợp trong cùng một HSMT duy nhất. Vậy những loại hồ sơ nào không còn được triển khai? Cụ thể:
- Kế hoạch bảo vệ môi trường
- Các loại HSMT tích hợp trong GPMT, bao gồm Giấy phép xả thải vào nguồn nước của dự án; Giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi; Giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT; Giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Giấy phép xử lý CTNH; Giấy phép xả khí thải công nghiệp của doanh nghiệp; Sổ đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH
Các quy định pháp lý không còn hiệu lực từ 2022
- Luật bảo vệ môi trường 2014
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT
- Thông tư 201/2013/NĐ-CP
Các loại hồ sơ môi trường mới năm 2022
Bên cạnh các thủ tục hồ sơ cũ như báo cáo ĐTM, báo cáo công tác bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường cũng có nhiều điều chỉnh, bổ sung thì doanh nghiệp cũng sẽ căn cứ vào các quy định mới để thực hiện một số thủ tục hồ sơ mới. Dưới đây là hai loại HSMT mới mà doanh nghiệp sẽ triển khai thực hiện kể từ năm 2022.
Đối với giấy phép môi trường
- Đối tượng: Điều 39 của Luật BVMT 2020
- Thời điểm thực hiện (căn cứ khoản 2 Điều 42 của Luật môi trường):
+ Dự án lập ĐTM phải tiến hành đánh giá tác động môi trường, lập hồ sơ cấp GPMT trước khi phải vận hành thử nghiệm
+ Dự án không lập ĐTM thì phải thực hiện các công việc xin cấp giấy phép môi trường 2022 trước khi vận hành thử nghiệm
+ Dự án đang vận hành thử nghiệm vẫn tiếp tục thực hiện và xin GPMT hoặc xin cấp GPMT trước khi hết hạn VHTN
+ Dự án đã đi vào hoạt động trước thời điểm luật môi trường 2020 có hiệu lực thực hiện GPMT trong vòng 36 tháng từ thời điểm mới có hiệu lực
+ Các GPMT thành phần được sử dụng đến hết thời hạn của GPMT hoặc 5 năm GPMT thành phần không xác định thời hạn thì phải hiện GPMT
- Thẩm quyền phê duyệt:
+ Bộ TNMT đối với dự án nhóm I (phụ lục III NĐ 08), Nhóm II, III nếu dự án nằm trên 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
+ Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An phê duyệt đối với các dự án thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng an ninh.
+ Sở TNMT: Đối với dự án nhóm II (phụ lục IV) và nhóm III nếu dự án nằm trên 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên
+ Dự án được Sở TNMT và Bộ TNMT phê duyệt ĐTM trước thời điểm luật môi trường 2020 có hiệu lực.
Đăng ký môi trường
- Đối tượng: quy định tại Khoản 1 Điều 49 của Luật BVMT
- Thời điểm thực hiện: quy định tại Khoản 6 Điều 49 của Luật BVMT 2020 (Dự án đã đi vào hoạt động trước thời điểm Luật BVMT 2020 có hiệu lực phải thực hiện đăng ký môi trường trong vòng 24 tháng từ thời điểm Luật môi trường có hiệu lực)
- Đối tượng miễn thực hiện: quy định tại Điều 32 của Nghị định 08/2022 và Phụ lục XVI của Nghị định này
Một số thủ tục HSMT còn hiệu lực cùng với nhiều hồ sơ mới bắt buộc doanh nghiệp phải dựa vào một số quy định mới liên quan đến thủ tục, xác định chính xác các căn cứ pháp lý, điều khoản để doanh nghiệp triển khai các kế hoạch lập HSMT chính xác. Quy Doanh nghiệp cần tư vấn và hỗ trợ thêm về dịch vụ tư vấn HSMT thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!