Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (BVMT) được thực hiện thường niên tích hợp cùng các loại báo cáo quan trọng như quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại, quản lý nhập khẩu phế liệu,… Đây là loại báo cáo được doanh nghiệp thực hiện định kỳ và quy định chi tiết trong nhiều văn bản, nghị định, thông tư khác nhau. Dưới đây là những quy định chi tiết liên quan đến báo cáo công tác BVMT mà doanh nghiệp phải thực hiện để hoàn thiện báo cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường thông tư 02/2022/TT-BTNMT
1.1. Xác định đối tượng
- Dự án thuộc đối tượng lập ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Áp dụng đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của KCN thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về BVMT của khu công nghiệp.
1.2. Trách nhiệm của chủ dự án
- Lập báo cáo công tác BVMT theo quy định của Thông tư này.
- Phải lưu giữ tài liệu liên quan đến báo cáo để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu khi tiến hành thanh, kiểm tra dự án.
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ phải gửi trước ngày 31/01 của năm tiếp theo đến cơ quan quản lý. Báo cáo lần đầu thực hiện trước ngày 31/01/2021.
1.3. Chế độ gửi báo cáo
- Gửi báo cáo đến cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ môi trường tương đương.
- Gửi báo cáo đến Sở TNMT nơi dự án đang sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
1.4. Cấu trúc triển khai báo cáo
- Kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại).
- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và CTNH.
- Xác định tình hình quản lý phế liệu nhập khẩu.
- Tình hình thực hiện công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho hoạt động khai thác khoáng sản.
2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Luật BVMT 2020
2.1. Phân loại báo cáo
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp áp dụng đối với chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu sản xuất, kinh doanh tập trung.
- Báo cáo công tác BVMT hàng năm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý môi trường các cấp.
2.2. Nội dung báo cáo
- Tổng hợp thông tin chung về dự án.
- Các chất ô nhiễm, dòng thải, nguồn ô nhiễm cùng với những tác động và việc thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Đánh giá tình hình phát sinh CTR và biện pháp xử lý.
- Kết quả quan trắc chất thải.
2.3. Kỳ báo cáo và thời gian gửi báo cáo
- Kỳ báo cáo được thực hiện định kỳ 01 năm 01 lần (Theo điểm a, Khoản 2, Điều 119, Luật BVMT)
- Thời gian gửi báo cáo là TRƯỚC NGÀY 05/01 CỦA NĂM TIẾP THEO (Khoản 6, Điều 66, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT).
3. Trước khi lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Hoàn thành việc xây lắp công trình BVMT theo nội dung đã cam kết như hệ thống XLNT, xử lý khí thải, hệ thống thu gom và lưu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại.
- Với dự án sau khi lập ĐTM phải lên kế hoạch vận hành thử nghiệm và hồ sơ xác nhận hoàn thành các công trình BVMT.
- Thực hiện đầy đủ các điều kiện trong chương trình quan trắc môi trường và tổng hợp kết quả quan trắc tự động liên tục.
- Xây dựng công tác quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại như phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải đảm bảo đúng quy định.
Tất cả những yêu cầu cơ bản trên bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ theo từng loại chất thải khác nhau. Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất có đủ khả năng và kinh nghiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện nội dung, đủ thủ tục hồ sơ nộp đến cơ quan phê duyệt trong thời gian sớm nhất.
Để được tư vấn các pháp lý về thủ tục báo cáo công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768 hoặc để lại thông tin để chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí và chi tiết hơn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!