HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Làm sao để phát triển ngành chăn nuôi bền vững?

Chăn nuôi phải đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhiều dự án lớn mặc dù chỉnh chu về hình thức xây dựng kiêng cố nhưng chưa chú trọng đến các hoạt động môi trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và cộng đồng xung quanh. Vậy ngành chăn nuôi cần làm gì để xây dựng hình ảnh thân thiện với môi trường hơn?

1. Bảo vệ môi trường – yếu tố phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Xu hướng phát triển chăn nuôi theo hướng xanh hóa được nhiều địa phương áp dụng, nhiều trang trại chú trọng hơn vào công tác bảo vệ môi trường, xây dựng không gian xanh, hệ thống chuồng trại thông thoáng, thiết kế hệ thống xử lý chất thải,… giữ cho môi trường trong sạch, hạn chế đến mức thấp nhất việc phát tán mùi hôi ra ngoài.

Nhiều dự án trang trại đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi bằng cách thực hiện đầy đủ các thủ tục môi trường như ĐTM chăn nuôi heo hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan Nhà nước phê duyệt và xác nhận.

Để giữ cho môi trường luôn đảm bảo, nhiều trang trại cần xây dựng các công trình bảo vệ môi trường riêng biệt, khu vực chứa thức ăn, các loại thuốc hoặc khu vực chăn nuôi phải được cách ly với nhau. Việc phát triển lĩnh vực này theo hướng bền vững trở thành nhiệm vụ hàng đầu, nhưng trước tiên phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường.

Chất thải chăn nuôi vẫn luôn là vấn đề cần xử lý đúng cách, đối với trang trại hoạt động lâu năm phải tiến hành cải tiến, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải ô nhiễm, với dự án xây mới cần ứng dụng các giải pháp công nghệ xử lý hiện đại, có khả năng loại bỏ chất thải, mùi hôi. Điều này rất quan trọng không chỉ giảm thiểu yếu tố tác động đến môi trường mà còn hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh, gây ra những thiệt hại về kinh tế.

2. Yêu cầu quan trọng đối với chất thải chăn nuôi

Điều 52, Luật Chăn nuôi 2018 quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trong trang trại. Đặc biệt đối với nước thải, việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chăn nuôi trước khi xả ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

b) Nước thải đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng.

c) Nước thải chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi

Đối với chất thải, các đơn vị cần thực hiện định kỳ quan trắc môi trường nước thải, xác định chất lượng nguồn tiếp nhận, đảm bảo các thông số nước thải đạt chuẩn trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Tiêu chuẩn xả thải của lĩnh vực này phải đảm bảo quy chuẩn QCVN-62MT-2016/BTNMT với các giá trị thông số ô nhiễm đạt chuẩn và phù hợp với giấy phép xả thải vào nguồn nước.

Các trang trại cần lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt với các kết quả quan trắc nước thải và nguồn tiếp nhận theo quy định. Riêng với nguồn thải phát sinh khối lượng lớn cần tiến hành lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục với khả năng theo dõi, kiểm soát và quản lý chế độ xả thải và cảnh báo kịp thời việc xả thải vượt tiêu chuẩn.

Chất thải là hỗn hợp phức tạp vì thế nhiều cơ sở chủ động bố trí hệ thống hiện đại, áp dụng công nghệ xử lý vượt trội như thiết bị ép tách phân, ép khô nước trước khi đi vào hệ thống biogas xử lý.

Vì thế trong thời gian tới, ngành chăn nuôi theo hướng trang trại cần đẩy mạnh vào đầu tư hệ thống xử lý chất thải tiêu chuẩn, quy hoạch hợp lý, báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai dự án. Đối với hộ nuôi nhỏ, lẻ thì người dân cần được hướng dẫn sử dụng phương pháp cơ bản trong xử lý chất thải nhằm tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, ngăn ngừa những tác động tiêu cực.

Nếu có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn cụ thể hơn!

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!