Các địa phương, cá nhân, tổ chức phải tiến hành đánh giá cũng như thực hiện các loại giấy phép, báo cáo môi trường. Tài nguyên nước ở nước ta khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, vì tính chất phát triển công nghiệp hóa và tốc độ đô thị hóa quá nhanh khiến nhiều khu vực chứa nước bị suy thoái hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bài viết hôm nay, Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ một số loại giấy phép tài nguyên nước mà doanh nghiệp phải có.
1. Quan trắc môi trường nước
Quan trắc môi trường định kỳ là hoạt động quan trọng để xác cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo dõi, đánh giá và phân tích những tác động chính từ việc khai thác, sử dụng nước hoặc xả thải tác động đến môi trường. Trong đó phải kể đến quan trắc môi trường nước mặt, nước ngầm, nước biển, nước thải.
Hiện nay, quan trắc môi trường nước thải quan trọng nhất vì quá trình đo lường, lấy mẫu phân tích sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quan những điều cần thiết cũng như xác định những tác động, chuyển biến của môi trường theo từng mức độ khác nhau.
Từ hoạt động này, doanh nghiệp sẽ tổng hợp thông tin, dữ liệu quan trọng thành báo cáo quan trắc môi trường định kỳ trình nộp lên cơ quan nhà nước xem xét.
Với những nguồn thải có mức độ xả thải lớn còn yêu cầu phải lắp đặt trạm quan trắc tự động, liên tục để xác định những ảnh hưởng xấu, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cũng như tạo điều kiện phát triển bền vững, xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa con người và môi trường.
2. Các loại giấy phép tài nguyên nước
2.1. Những điều kiện cấp phép
- Dự án phải có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước phê duyệt.
- Chủ dự án phải đề xuất phương án xử lý nước thải trong đề án, báo cáo xả thải vào nguồn nước đảm bảo xử lý đạt chuẩn.
- Đối với trường hợp xả thải phải có thiết bị, nhân lực vận hành hệ thống XLNT và quan trắc môi trường nước thải định kỳ, phải có phương án ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm và giám sát hoạt động xả thải.
- Việc khai thác sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên phải bố trí thiết bị, nhân lực có đủ năng lực giám sát, quan trắc nguồn nước.
- Đối với nước mặt trên sông, hồ, suối khi khai thác phải có thiết bị, nhân lực vận hành hồ chứa, giám sát, quan trắc hoạt động khai thác, sử dụng nước theo đúng quy định.
2.2. Những yêu cầu về giấy phép tài nguyên nước
- Những loại giấy phép quan trọng như giấy phép khai thác sử dụng nước mặt hoặc nước dưới đất, giấy phép xả thải vào nguồn nước (hiện nay là giấy phép môi trường)
- Nội dung quan trọng của giấy phép gồm tên chủ dự án (địa chỉ, vị trí công trình), nguồn nước khai thác, nguồn tiếp nhận nước thải; quy mô công suất, lưu lượng và thông số từng công trình và mục đích sử dụng; xác định chế độ, phương thức khai thác – xả thải; thời hạn của giấy phép,…
2.3. Thời hạn của các loại giấy phép
- Đối với giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa 15 năm, tối thiểu 5 năm. Giấy phép được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là tối thiểu 3 năm và tối đa 10 năm.
- Đối với giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 3 năm. Giấy phép được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là tối thiểu 2 năm và tối đa 5 năm.
- Đối với giấy phép môi trường có thời hạn tối đa 10 năm.
2.4. Đối với cấp giấy phép khai thác nước dưới đất
- Cấp phép phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, xác định hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng trong đơn đề nghị cấp phép.
- Trường hợp cấp phép xả thải phải phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải, nguồn tiếp nhận và đánh giá chức năng nguồn nước, nguồn tiếp nhận nước thải.
Nếu như bạn cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải hay giấy phép khai thác nước dưới đất/nước mặt thì hãy liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0938.857.768. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết tùy theo yêu cầu và loại giấy phép cần cho doanh nghiệp.
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!