Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Các thủ tục đăng ký, lập hồ sơ môi trường

Sau khi xác định đối tượng lập hồ sơ môi trường doanh nghiệp, điều khách hàng quan tâm nhiều nhất là thủ tục hồ sơ thực hiện có tốn nhiều thời gian và bao gồm quy trình như thế nào. Hầu hết, các thủ tục hồ sơ được Nhà nước quy định rất chi tiết trong từng văn bản khác nhau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng Hợp Nhất tìm hiểu ngay nhé!

Thủ tục đăng ký, lập hồ sơ môi trường
Thủ tục đăng ký, lập hồ sơ môi trường

1. Hướng dẫn lập hồ sơ môi trường

Hiện nay có nhiều loại hồ sơ môi trường như Đăng ký môi trường, Giấy phép môi trường, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường, v.v… Mỗi một lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có các loại hồ sơ môi trường riêng biệt theo quy định.

1.1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Theo Khoản 7, Điều 3, Luật BVMT 2020, Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Quá trình đánh giá ĐTM trải qua nhiều quy trình thực hiện khác. Hợp Nhất sẽ phải khảo sát tình hình thực tế với các thông số liên quan đến điều kiện tự nhiên, xã hội, thời tiết, khí hậu. Đây là bước quan trọng để hạn chế những rủi ro và xung đột trong giai đoạn xây dựng.

Từ quy mô, công suất và loại hình sản xuất mà xác định các nguồn phát sinh trong quá trình xây dựng và khi dự án đi vào vận hành chính thức. Từ đó có thể đánh giá khả năng gây ô nhiễm để có biện pháp và hướng khắc phục kịp thời.

Với những quy định mới, ĐTM trước khi trình lên cơ quan thẩm định phải thông qua quá trình lấy ý kiến cộng đồng và chuyên gia để bổ sung và chỉnh sửa nhiều thông tin quan trọng. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, dự án sẽ được thẩm định và phê duyệt theo đúng thời gian quy định.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường

1.2. Hướng dẫn lập hồ sơ Đăng ký môi trường

Theo Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).

Theo Khoản 4, Điều 49, Luật BVMT 2020, nội dung đăng ký môi trường bao gồm:

a) Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở;

b) Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có);

c) Loại và khối lượng chất thải phát sinh;

d) Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;

đ) Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Quy trình thực hiện hồ sơ Đăng ký môi trường

Quy trình thực hiện hồ sơ Đăng ký môi trường
Quy trình thực hiện hồ sơ Đăng ký môi trường

1.3. Hướng dẫn lập hồ sơ Giấy phép môi trường

Căn cứ khon 8, điều 3, luật BVMT 72/2020/QH14:

Giấy phép môi trường (GPMT) là văn bản do cơ  quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho  tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh  doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi  trưng, quản chất thi, nhập khẩu phế liệu  từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm  theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường  theo quy định của pháp luật.

Quy trình cấp giấy phép môi trường
Quy trình cấp giấy phép môi trường

1.4. Hướng dẫn lập hồ sơ báo cáo công tác BVMT

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ được đổi tên thành Báo cáo công tác BVMT. Tuy nhiên, cũng thuộc một trong những giấy phép quan trọng, báo cáo này được thực hiện theo tần suất 1 năm/lần.

Để lập báo cáo đúng quy định, nếu cần thiết, Hợp Nhất sẽ khảo sát tình hình thực tế của dự án có liên quan đến quy mô, công suất hệ thống XLNT, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội,… Nhờ vậy mà các nguồn ô nhiễm như nước thải, khí thải, tiếng ồn,… được xác định chính xác hơn.

Quan trắc môi trường thì không thể thiếu bước đo đạc, lấy mẫu và phân tích xem các mẫu chất thải có đạt chuẩn hay không. Sau khi xác định mức độ tác động, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phù hợp với đặc trưng từng nguồn thải.

Những cam kết chủ nguồn thải trong việc BVMT và vận hành công trình BVMT là bước quan trọng để hoàn thiện báo cáo. Sau đó, chúng tôi sẽ trình nộp báo cáo môi trường theo mẫu lên cơ quan có thẩm quyền từng địa phương.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

2. Công ty chuyên lập hồ sơ môi trường uy tín tại TP. HCM

Có thể thấy, hồ sơ môi trường là điều kiện quan trọng để quá trình sản xuất và kinh doanh không bị ngưng trệ, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các loại HSMT trong từng giai đoạn phát triển của dự án từ khâu chuẩn bị đến giai đoạn vận hành chính thức.

Làm hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp
Làm hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp

Tùy vào ngành nghề, quy mô hoạt động, đặc điểm của dự án là chưa đi vào vận hành hoặc đang trong giai đoạn vận hành, Công ty Môi trường Hợp Nhất sẽ tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hồ sơ môi trường đúng theo quy định. Chúng tôi chuyên hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện tất cả các loại hồ sơ môi trường như:

  • Đăng ký môi trường;
  • Giấy phép môi trường;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Hồ sơ vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;
  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (báo cáo quan trắc môi trường).

Để hiểu rõ hơn về trường hợp của doanh nghiệp mình cần thực hiện hồ sơ môi trường nào, Anh/Chị có thể liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn nhiều thông tin chi tiết.

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!