HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Hướng dẫn thủ tục phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường

Từ năm 2020 trở đi, các thủ tục về hồ sơ môi trường sẽ có nhiều sự thay đổi lớn liên quan đến thủ tục hành chính về báo cáo đtm, kế hoạch BVMT hoặc báo cáo quan trắc định kỳ. Và Nghị định 40/2019/NĐ-CP chính là một văn bản luật quan trọng ra đời gần đây với nhiều sự thay đổi, bổ sung, sửa đổi quan trọng. Bộ TNMT cũng đã tham mưu Chính phủ liên quan đến thủ tục môi trường về phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án.

Các cử tri đã đồng lòng đề nghị bổ sung, hướng dẫn thêm về thủ tục môi trường đối với hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó các dự án khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng có quy mô nhỏ tại các khu vực miền núi sẽ giảm bớt nhiều thủ tục hành chính quan trọng. Cũng trong Nghị định 40, Bộ TNMT cũng đã quy định nhiều yêu cầu cho hồ sơ kế hoạch BVMT cần thiết.

Về việc giảm bớt thủ tục hành chính đối với dự án đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thường không phức tạp so với các dự án khác. Theo đó nhiều quy định mới về thẩm quyền cho một số văn bản giúp đơn giản hóa thủ tục khi cấp phép thăm dò khoáng sản.

Phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường
(Hình: Phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường)

Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường

Khi phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường, ngoài việc xem xét, đối chiếu đối tượng, quy mô, công suất, diện tích, sản lượng thì các cơ quan chức năng còn có trách nhiệm sau:

  • Kiểm tra việc tổ chức thực hiện biện pháp BVMT theo kế hoạch bảo vệ môi trường đơn giản đã được xác nhận.
  • Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Phối hợp cùng chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án phải xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.
  • Đánh giá tác động môi trường, đề xuất biện pháp và xử lý chất thải phù hợp.

Cụ thể trong Khoản 11, 12 Điều 1 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP thì sau khi nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo ĐTM từ chủ dự án thì trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan thẩm định xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Tiếp theo thủ trưởng hoặc cơ quan thẩm định phê duyệt báo cáo đtm thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục VI Mục I.

Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đtm. Cơ quan thẩm định có văn bản nêu rõ lý do cho chủ dự án. Điều này cũng có tác dụng trong quá trình phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực hiện. Đây là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về BVMT cho dự án.

Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất
(Hình: Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất)

Theo Điều 32 của thông tư 27/2015/TT-BTNMT tùy theo đối tượng dự án mà có những cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường khác nhau. Cụ thể như Sở TNMT, UBND cấp huyện, tỉnh hoặc Ban quản lý các KCN, KCX, KKT. Trên thực tế thì khi giải quyết hồ sơ, nếu đủ điều kiện theo quy định thì không nhất thiết phải giải quyết trong thời gian nêu trên. Ngoài ra phải được UBND cấp tỉnh chủ động quy định về thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong việc cấp phép triển khai dự án hoạt động.

 

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!