Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Tư vấn lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Ngoài các loại hồ sơ môi trường quan trọng như báo cáo đtm dự án, kế hoạch bảo vệ môi trường đơn giản, sổ chủ nguồn thải,… thì hồ sơ vệ sinh môi trường lao động cũng là một loại hồ sơ môi trường quan trọng. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động giúp người lao động dễ dàng nhận diện, đánh giá một cách chính xác các yếu tố có hại và nguy hiểm trong môi trường lao động. Căn cứ vào đó, chúng ta có kế hoạch lập báo cáo quan trắc môi trường lao động góp phần kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm và cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người lao động.

Tư vấn lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

1. Căn cứ pháp lý lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

  • Căn cứ vào Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.
  • Căn cứ Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động.
  • Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động cho doanh nghiệp.
  • Căn cứ Thông tư 19/2016/TT-BTNMT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.

2. Tần suất và thời gian thực hiện hồ sơ môi trường lao động

  • Tại Điều 7 Chương II của Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm lập báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và trình nộp hồ sơ vệ sinh môi trường lao động định kỳ 1 năm/lần.
  • Tại Khoản 3 Điều 45 Chương V của Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi người lao động làm việc phải gửi báo cáo công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường trước ngày 31/12 hằng năm.
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
(Hình: Hồ sơ môi trường lao động)

2.1. Thời gian nộp báo cáo

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vệ sinh môi trường lao động thì doanh nghiệp phải nộp vào:

  • Trước ngày 05/07 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm
  • Trước ngày 10/01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm

2.2. Các bước lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

  • Bước 1: Khảo sát thực tế tình hình hoạt động của dự án, quy mô sản xuất và thực trạng môi trường.
  • Bước 2: Tiến hành thống kê nguyên liệu, máy móc, hóa chất và xem xét quy trình công nghệ các công trình xử lý chất thải.
  • Bước 3: Tiến hành đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường xung quanh dự án.
  • Bước 4: Tìm hiểu các công trình phúc lợi của người lao động như cơ sở làm việc, phương tiện, vật dụng sơ cứu tại chỗ, phương án tổ chức cấp cứu tại chỗ cho người lao động,…
  • Bước 5: Thống kê chi tiết các công trình xử lý, thiết bị phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
  • Bước 6: Tổng hợp tất cả các yếu tố bất lợi tại cơ sở lao động phải quan trắc.

3. Nội dung về các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm và độc hại

  • Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho hàng tại nơi làm việc.
  • Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ.
  • Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Kiến thức và khả năng người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.
  • Thực hiện kiến nghị đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động.
Công ty tư vấn dịch vụ hồ sơ môi trường Hợp Nhất

Vào thời điểm này, các doanh nghiệp lại tất bật chuẩn bị các loại hồ sơ môi trường. Với doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách thì hồ sơ môi trường lao động phải nộp đi đâu, nộp khi nào và áp dụng luật hiện hành nào là chính xác nhất. Do đó mà công ty hồ sơ môi trường đã tổng hợp những thông tin cần thiết cũng như quy chiếu từng điều luật tương ứng.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!