Kế hoạch bảo bệ môi trường là hồ sơ môi trường mang tính ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cơ quan môi trường và là giai đoạn phân tích, đánh giá và dự báo những ảnh hưởng đến môi trường trong qua trình hoạt động. Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo thông tin về việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án sản xuất giấy.
1. Lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định hiện nay
Luật BVMT 2020 không còn quy định về việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường mà thay vào đó, tại Khoản 2, Điều 171, Luật BVMT 2020 quy định về văn bản thay thế như sau:
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại, đề án bảo vệ môi trường chi tiết và văn bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường.
Theo đó, kế hoạch bảo vệ môi trường có giá trị tương đương với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường. Tuy nhiên hiện nay không có quy định về suy ngược lại thủ tục, đối tượng phải thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường được thay thế bằng thủ tục nào. Vì vậy, chủ đầu tư dự án cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để biết được dự án của mình có thuộc đối tượng thực hiện giấy phép môi trường hay không.
2. Lập kế hoạch BVMT dự án sản xuất giấy theo quy định trước đây
Căn cứ theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có quy định rõ đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất giấy gồm những đối tượng dưới đây:
- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giấy, bao bì cát tông từ bột giấy có công suất dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm
Khi nào doanh nghiệp phải lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường? Trường hợp bắt buộc phải thực hiện gồm:
- Dự án thay đổi quy mô hoặc công suất sản xuất
- Dự án thay đổi quy trình công nghệ sản xuất
2.1. Ý nghĩa kế hoạch bảo vệ môi trường
- Kế hoạch bảo vệ môi trường giúp dự án hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.
- Là công cụ giúp doanh nghiệp và nhà nước tạo nên mối liên hệ chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh khi khắc phục các sự cố môi trường.
- Giúp các doanh nghiệp nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường.
2.2. Vì sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
- Khắc phục, giảm thiểu và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường đối với dự án sản xuất giấy gây ra.
- Kế hoạch bảo vệ môi trường là biện pháp ngăn chặn quá trình ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp gây ra.
- Kế hoạch bảo vệ môi trường giúp các cơ sở sản xuất giấy ý thức được việc bảo vệ môi trường.
3. Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất giấy
- Bước 1: Khảo sát, thu thập và đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, thời tiết, khí hậu,… có liên quan đến dự án.
- Bước 2: Xác định nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn có phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Bước 3: Đánh giá mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
- Bước 4: Liệt kê và đề xuất các giải pháp tổng thể về các công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
- Bước 5: Đề xuất biện pháp hạn chế, giảm thiểu và dự phòng sự cố môi trường.
- Bước 6: Đề xuất phương án xử lý chất thải cùng phương pháp thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Bước 7: Xây dựng hoàn chỉnh các chương trình giám sát môi trường.
- Bước 8: Soạn thảo hồ sơ, thủ tục, công văn đề nghị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Bước 9: Chờ và nhận quyết định phê duyệt kế hoạch BVMT.
Cơ quan có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường
- Sở Tài nguyên và môi trường
- Phòng Tài nguyên và môi trường
- Ban quản lý các KCN
Ngoài dịch vụ tư vấn, lập hồ sơ môi trường, Hợp Nhất cũng là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nước cấp với công suất đa dạng. Để được tư vấn chi tiết về chi phí lập hồ sơ môi trường hoặc các công trình xử lý chất thải, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết hơn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!