Tất cả nguồn khí thải khi xả thải vào môi trường phải được đánh giá, kiểm soát và xử lý tại nguồn. Từ đặc điểm loại, lưu lượng, tính chất và thành phần khí thải mà có phương án xử lý phù hợp nhất.
Ô nhiễm và suy thoái môi trường không khí do nhiều nguồn phát thải gây ra như sản xuất công nghiệp, giao thông, xây dựng,… Nhận thức được những ảnh hưởng do ô nhiễm khí thải, các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đồng loạt thực hiện các giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường. Trong đó bao gồm một số hoạt động liên quan đến hệ thống xử lý, kế hoạch quan trắc dựa vào các loại hồ sơ môi trường.
Kiểm soát các nguồn khí thải chính
Mỗi cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phải có trách nhiệm hạn chế, ngăn chặn việc phát thải gây ô nhiễm, đặc biệt nồng độ bụi, khí thải lớn phải đảm bảo đạt chuẩn trước khi thải vào môi trường.
Ngoài việc tăng cường các phương pháp xử lý khí thải công nghiệp thì cũng không nên bỏ qua việc phát thải từ các phương tiện giao thông, công trình xây dựng. Những dự án này cũng có nồng độ bụi, khí thải lớn trong quá trình hoạt động. Do đó, chủ đầu tư cần thiết kế các hệ thống XLKT, bộ lọc khí nhằm giảm khí thải cùng các thiết bị che chắn để giảm thiểu bụi.
Trong dự thảo Luật sửa đổi cũng có quy định tất cả dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo từng phương pháp lựa chọn. Tùy theo sức chịu tải của môi trường mà đảm bảo không ảnh hưởng đến con người và hệ sinh thái tự nhiên.
Tần suất quan trắc
Theo quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm phải tiến hành quan trắc môi trường định kỳ. Tần suất quan trắc được quy định dưới đây:
- Đối với nguồn thải có tổng lưu lượng xả khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (tính theo công suất thiết kế hệ thống xử lý bụi, khí thải hoặc lưu lượng khí thải theo GPMT) thì định kỳ quan trắc 3 tháng/lần.
- Với nhưng dự án có tổng lưu lượng xả khí thải dưới 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (tính theo công suất thiết kế hệ thống xử lý bụi, khí thải hoặc lưu lượng khí thải theo GPMT) thì định kỳ quan trắc 3 tháng/lần.
Để xác định chương trình quan trắc cần dựa vào các loại hồ sơ môi trường ban đầu mà doanh nghiệp thực hiện như báo cáo ĐTM đã phê duyệt và kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Quản lý nguồn thải
Trong Luật BVMT 2020 quy định kế hoạch quản lý chất lượng không khí bao gồm việc đánh giá chất lượng không khí, xác định mục tiêu quản lý, đánh giá hiện trạng trong quản lý chất lượng không khí như quan trắc môi trường, đánh giá nguồn khí thải, kiểm kê phát thải, tổ chức thanh, kiểm tra nguồn khí thải; đánh giá những vấn đề còn tồn tại, đề xuất giải pháp xử lý và quản lý chất lượng không khí,…
Đối với dự án có lượng khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật cần đánh giá lại tình trạng hoạt động của hệ thống xử lý khí thải. Đối với những hệ thống không đảm bảo chất lượng thì phải tiến hành nâng cấp, cải tạo lại hệ thống cho đến khi đạt chuẩn trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Hiện nay, các cơ quan Nhà nước yêu cầu các dự án có nguồn phát thải lớn phải lắp đặt hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục. Quy định này áp dụng với dự án có lưu lượng khí thải phức tạp; lò đốt CTNH, CTR khu vực liên tỉnh, liên huyện; khí thải từ cơ sở nhập khẩu phế liệu thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM,… những dự án này phải trạm quan trắc tự động, lắp đặt camera giám sát và truyền dữ liệu liên tục về Sở TNMT theo đúng quy định.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!