Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống

Tại nhiều địa phương trên cả nước, hoạt động sản xuất của làng nghề đóng góp không nhỏ đến nền kinh tế và nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên với sự đa dạng về ngành nghề/lĩnh vực và phong phú về các mặt hàng sản phẩm đã và đang khiến nhiều làng nghề đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường vì chưa đảm bảo các biện pháp BVMT.

Cùng hosomoitruong.com.vn tìm hiểu chi tiết vấn đề này!

Vì sao những làng nghề ô nhiễm vẫn hoạt động?

Hạn chế trong quản lý

Dù nhiều nơi đã đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp di dời làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm nhưng vì quá trình triển khai chưa thống nhất về quy hoạch, chưa có công trình xử lý chất thải phù hợp.

Đồng thời nhiều làng nghề đã đi vào hoạt động nhưng lại chưa có giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, chưa thực hiện các chương trình giám sát định kỳ đầy đủ, không có báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ, chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình lên cơ quan quản lý thẩm định.

Dây chuyền sản xuất lạc hậu

Hiện nay, nhiều làng nghề có quy mô nhỏ lẻ, nhiều nơi vẫn còn sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc sản xuất mang tính thủ công, lạc hậu, tốn nhiều nhiên liệu. Đặc biệt, một số làng nghề mặc dù có phát sinh chất thải nhưng chỉ đầu tư qua loa cho có lệ hoặc chưa xây dựng các hệ thống xử lý chất thải đúng cách.

Với những vướng mắc này mà nhiều địa phương có hoạt động làng nghề phát triển ít nhiều đều tác động đến chất lượng môi trường và cuộc sống con người xung quanh.

Có thể dễ dàng nhận thấy nhiều nơi có nước mặt, nước ngầm suy giảm nghiêm trọng về chất lượng nước, môi trường không khí thì ô nhiễm triền miên vì lúc nào cũng tồn tại bụi, khí thải độc hại vượt quá mức cho phép, thực trạng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu có nguy cơ phát thải cao vẫn còn tồn tại.

Và còn nhiều hệ lụy khác xảy ra thường xuyên như xói mòn đất, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng cách, ứ đọng làm ảnh hưởng đến nhiều khu dân cư. Từ những điều này khiến không ít người dân sống quanh các làng nghề bị ảnh hưởng sức khỏe nặng nề.

Làng nghề cần làm gì để triển khai kế hoạch BVMT?

Đối với các nguồn thải phát sinh từ làng nghề

Các làng nghề hoạt động nhưng có phát sinh nguồn chất thải lớn cần tiến hành di dời đến các CCN, KCN nhằm bảo đảm các quy định an toàn trong sản xuất, thực hiện nhiệm vụ BVMT và tham gia xây dựng, triển khai thiết kế, xây dựng và lắp đặt đầy đủ các hệ thống xử lý chất thải (nước thải, khí thải, CTR, CTNH) theo đúng quy định.

Đối với HTXLNT xuống cấp nghiêm trọng thì cần tiến hành cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống áp dụng những công nghệ xử lý hiện đại, hiệu quả hơn. Với hệ thống xử lý khí thải, các cơ sở cần tiến hành cải tạo, nâng cấp lò hơi, vận hành hệ thống đảm bảo khí thải đầu ra luôn đạt chuẩn.

Đối với các cơ sở sản xuất

Đối với những công ty, hộ kinh doanh sản xuất thuộc đối tượng lập các loại HSMT nếu chưa có thì tiến hành thực hiện hồ sơ tương ứng với quy mô, công suất như báo cáo ĐTM hay kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc này tuy thực hiện muộn nhưng nếu để lâu cơ sở sản xuất sẽ bị cơ quan nhà nước kiểm tra và lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính với số tiền lớn và bị đình chỉ hoạt động.

Đối với những nơi đã có HTXLNT nhưng chưa có giấy phép xả thải vào nguồn nước cần hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để tiến hành đăng ký với cơ quan quản lý. Còn với các cơ sở có quy mô xả chất thải (nước thải, khí thải) lớn cần lắp đặt trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình theo dõi, kiểm soát nguồn thải.

Hoặc đối với những làng nghề có phát sinh CTNH thì nên đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại hoặc phải có trách nhiệm định kỳ lập báo cáo quản lý CTNH đến cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!