Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Xin giấy phép khai thác nước ngầm

Để xin giấy phép khai thác nước ngầm (dưới đất) thì chủ dự án cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ thủ tục và quy trình pháp lý để xin cấp phép?

Việc khai thác nước ngầm chủ yếu phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, tưới tiêu cho cây trồng,… ngày càng nhiều nên khối lượng khai thác cũng ngày càng lớn.

Vì những lý do này, các hoạt động khai thác rầm rộ nhưng chưa tuân thủ đúng quy định trong việc xin giấy phép khai thác nước ngầm gây ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước. Vậy chủ dự án phải căn cứ vào đâu và dựa vào những điều kiện nào để được cấp quyền khai thác nước dưới đất?

Xin giấy phép khai thác nước ngầm
Xin giấy phép khai thác nước ngầm

1. Vì sao phải xin giấy phép khai thác nước ngầm?

  • Tài nguyên nước ngầm khi bị khai thác quá mức dễ dẫn đến làm cạn kiệt, ô nhiễm và suy thoái vì thế cần phải có kế hoạch khai thác hợp lý tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tự nhiên.
  • Xây dựng chiến lược bảo vệ và tiết kiệm tránh gây lãng phí.
  • Hạn chế những ảnh hưởng đến tầng chứa nước khi số lượng giếng khoan ngày càng tăng cũng như ngăn chặn tình trạng sụt lún, suy giảm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

2. Pháp lý cấp quyền khai thác nước ngầm

  • Dựa theo Luật tài nguyên nước 2012.
  • Dựa vào quy định hướng dẫn chi tiết thi hành luật tài nguyên nước của Nghị định 201/2013/NĐ-CP.
  • Dựa vào Thông tư 27 của Bộ TNMT ban hành năm 2014 quy định đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước.
Căn cứ pháp lý
Căn cứ pháp lý cấp phép khai thác nước ngầm

3. Khu vực nào phải đăng ký khai thác nước ngầm?

Căn cứ theo Điều 4 của Thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định về các khu vực phải đăng ký cấp quyền khai thác nước dưới đất:

  • Khi mực nước dưới đất bị hạ thấp hơn mức cho phép hoặc khu vực có mực nước bị suy giảm 3 năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn.
  • Khi khu vực khai thác gây sụt lún, làm công trình bị biến dạng; khu vực đô thị, khu dân cư vùng nông thôn nằm trong vùng đá vôi,…
  • Khi khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác, khu vực đồng bằng, ven biển có chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen nhau hoặc khu vực liền kề với vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ.
  • Khi khu vực bị ô nhiễm, khu vực nằm gần bãi rác, chôn lấp, nghĩa trang hoặc nguồn thải khác có khoảng cách nhỏ hơn 1 km.
  • Khi khu vực nằm ở đô thị, khu dân cư tập trung, khu chế xuất, CCN tập trung, làng nghề đã đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nguồn nước ổn định hơn.

4. Điều kiện xin giấy phép khai thác nước ngầm

Tất cả quy định trong cấp phép khai thác nước ngầm bắt buộc phải thực hiện theo quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP phù hợp với căn cứ và điều kiện dưới đây:

4.1. Về căn cứ cấp phép

  • Việc cấp giấy phép khai thác nước ngầm trong từng khu vực, địa phương hoặc từng vùng yêu cầu phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
  • Quá trình khai thác phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước. Nếu tại các công trình khai thác vẫn chưa có quy hoạch tài nguyên nước thì cần căn cứ vào khả năng nguồn nước cũng như tránh việc khai thác, sử dụng làm ô nhiễm, cạn kiệt hoặc suy thoái nguồn nước ngầm.
  • Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
  • Trường hợp nhu cầu khai thác sử dụng nước ngầm phải phù hợp với đơn đề nghị đã cấp phép theo quy định.
Báo cáo tình hình khai thác nước ngầm
Báo cáo tình hình khai thác nước ngầm

4.2. Về điều kiện để xin phép khai thác nước ngầm

  • Chủ dự án phải hoàn thành việc thông báo, lấy ý kiến cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan tại các công trình khai thác, sử dụng.
  • Quy hoạch tài nguyên nước ngầm đã được phê duyệt phải có đề án, báo cáo phù hợp với khả năng nguồn nước. Việc lập đề án, báo cáo phải do đơn vị có đủ năng lực thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường các thông tin, số liệu sử dụng phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác.
  • Các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên còn phải có thiết bị, nhân lực hoặc thuê cá nhân, tổ chức đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác.

Nếu Quý Khách hàng cần tìm đơn vị tư vấn lập hồ sơ môi trường hay các loại giấy phép khai thác nước ngầm, nước mặt thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!