Lập đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam là công cụ pháp lỹ rõ ràng và ràng buộc giữa doanh nghiệp với hệ thống quản lý cơ quan Nhà nước với các dự báo tác động môi trường, các vấn đề liên quan đến dự án; là căn cứ khoa học dựa vào đó mà cơ quan đánh giá được mức độ tác động của dự án lên tài nguyên và môi trường để có thể xem xét và phê duyệt dự án có tiếp tục hoạt động hay không.
Được quy định rõ ràng trong Luật bảo vệ môi trường từ năm 1993, hiện nay, quá trình tạo lập ĐTM ở Việt Nam được thực thi trên tất cả mọi mặt trận, áp dụng hầu hết các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh mà nhiều dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường được cải tạo hoặc chấm dứt hoàn toàn để điều chỉnh lại toàn bộ cơ chế sản xuất.
Tuy nhiên, quá trình đăng ký ĐTM vẫn còn gặp nhiều bất cập, bộc lộ nhiều yếu kém và chưa thật sự chặt chẽ. Kéo theo đó nhiều hậu quả liên quan đến kinh tế – xã hội và môi trường liên tiếp xảy ra mà không có bất kỳ biện pháp khắc phục các hậu quả phù hợp nhất.
Lực lượng tham gia lập đánh giá tác động môi trường như thế nào?
Trong khi bối cảnh kinh tế ngày càng có bước phát triển mạnh mẽ thì hàng loạt dự án liên quan đến dịch vụ, xã hội, sức khỏe, sản xuất ngày càng phát triển rầm rộ thì dịch vụ lập đánh giá tác động môi trường ngày càng tăng nhanh một cách chóng mặt.
Vì thế mà các đội ngũ chuyên gia, công ty môi trường và dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều, nhờ vậy mà các dự án hoạt động dễ dàng tiếp cận và lập báo cáo ĐTM chất lượng hơn. Thế nhưng, việc này vẫn chưa đảm bảo các đơn vị này đủ năng lực đảm nhiệm.
Bên cạnh đó cán bộ thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM ở cấp Bộ, cấp Sở đảm bảo các chuyên gia thẩm định đủ năng lực, chuyên môn và lực lượng chất lượng được đào tạo bài bản, nâng cao kiến thức nhờ vậy mà đủ năng lực xem xét và thẩm định hồ sơ đạt chuẩn. Trong khi đó, lực lượng cán bộ cấp tỉnh thì đội ngũ nhân viên này vẫn chưa đảm bảo đạt yếu cầu, các kiến thức khoa học liên quan đến môi trường của các ngành nghề vẫn chưa đảm bảo tốt nhất.
Hệ thống pháp luật quy định ĐTM
ĐTM được quy định lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Các chế tài đầu tiên có quy định lần đầu tiên tại Điều 17, 18 của Luật này cùng Nghị định 175/NĐ-CP có quy định tất cả cơ sở, kinh doanh phải lập báo cáo ĐTM, bao gồm cả các dự án trong và ngoài nước.
Cho đến năm 2008, Luật BVMT đã sửa đổi ban hành chính thức vào ngày 29/11/2005 có quy định rõ ràng về công tác ĐTM chiến lược và cam kết bảo vệ môi trường. Cũng trong năm này, Nghị định 21/2008/NĐ-CP có quy định 162 dự án bắt buộc phải lập báo cáo ĐTM hoặc đơn giản chỉ cần thực hiện cam kết BVMT.
Bộ mặt “sáng giá” của lập đánh giá tác động môi trường đối với dự án
Báo cáo đánh giá tác động môi trường có tính chất dự báo các tác động xấu đến môi trường, kinh tế – xã hội, các giải pháp môi trường, ngăn ngừa và hạn chế các tác động khi dự án đang diễn ra; đồng thời đảm bảo dự án mang lại lợi ích kinh tế lớn giúp thức đẩy quá trình phát triển an sinh xã hội và góp phần bảo vệ môi trường.
Trong số đó, tồn tại các chủ nhà đầu tư vẫn chưa nhận thức rõ mức độ ô nhiễm đối với môi trường. Họ xem ĐTM chỉ đơn thuần chỉ là thủ tục pháp lý nhằm đối phó với sự kiểm tra, kiểm soát từ cơ quan nhà nước.
Thậm chí có khá nhiều người xem ĐTM là “vật cản” làm gián đoạn các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Trong suy nghĩ đó, le lói một vài ý nghĩ như làm cho lấy lệ, và việc quan trọng nhất vẫn chủ yếu xuất phát từ việc cấp phép để dự án sớm đi vào hoạt động nhưng lại bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.
Chưa kể đến vấn đề xuất các phương án giảm thiểu tác động còn quá đơn giản, sơ sài và thậm chí thiếu sự logic, không mang tính khả thi cao. Song song, nhiều biện pháp vẫn còn làm ngơ hoặc có đầu tư nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản. Chính vì thế, việc cấp phép phê duyệt báo cáo ĐTM cần thông qua những yêu cầu nhất định đối với chất lượng môi trường, hạn chế những xung đột giữa dự án và cộng đồng dân cư, tiếp cận và sử dụng tài nguyên môi trường hợp lý.
Tiếng nói của cộng đồng dân cư trong báo cáo ĐTM
Vì không có bất kỳ quy định rõ ràng nào nên việc tham vấn thông tin, lắng nghe ý kiến cộng đồng dân cư diễn ra theo từng mức độ khác nhau, tùy thuộc vào từng địa phương. Tại các thành phố như TP. HCM hay Hà Nội thì việc này diễn ra tường đối cẩn thận và nghiêm túc; tại một số vùng sâu vùng xa, vùng còn nghèo và lạc hậu thì hoạt động này hầu như không diễn ra hoặc chỉ được tổ chức sơ sài.
Trái ngược như trên, các dự án được đầu tư nước ngoài thì được thực hiện rất chỉnh chu với sự tham gia của chính quyền sở, ngành, các tổ chức liên quan cùng các hộ nằm trong vùng dự án, được tổ chức và trình bày một cách minh bạch cùng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lập báo cáo ĐTM không phải là điều dễ dàng và chỉ thông qua vài bước lập hồ sơ đơn giản.
Vì thế, để lập các loại hồ sơ môi trường này, Quý khách cần tìm đến đơn vị tư vấn môi trường có đủ kinh nghiệm và chuyên môn. Để bạn không phải lo nghĩ nhiều, Hợp Nhất sẵn sàng phục vụ nhu cầu của Quý khách với chất lượng dịch vụ chất lượng và uy tín nhất, ngoài lập ĐTM chúng tôi còn chuyên thực hiện báo cáo giám sát môi trường, lập giấy phép xả thải,….
Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm, có khả năng tư duy sáng tạo, nhiệt tình và thái độ làm việc tận tâm chắc chắn sẽ mang đến dịch vụ lập hồ sơ môi trường tốt nhất trên thị trường hiện nay. Bạn có thể tham khảo trực tiếp dịch vụ của chúng tôi qua website https://hosomoitruong.com.vn hoặc vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline 0938.857.768!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!