HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Tư vấn hồ sơ môi trường nhà máy xi măng

Một nhà máy sản xuất xi măng có công suất 1350 tấn/năm, trong trường hợp này thì họ cần thực hiện thủ tục hồ sơ môi trường nào. Nếu có thì các thủ tục hồ sơ, quy trình, cách thức thực hiện theo quy định nào? Với vấn đề này thì Hợp Nhất trả lời như sau!

Xác định loại hình, nhóm dự án đầu tư

  • Căn cứ vào những thông tin này thì cơ sở sản xuất xi măng với công suất 1350 tấn/năm thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy mô lớn (Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP)
  • Dựa vào đó thì dự án được xếp vào dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao (quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT 2020). Nếu thuộc dự án Nhóm I thì chủ dự án cần thực hiện các thủ tục HSMT dưới đây

Sản xuất xi măng có cần lập ĐTM?

Căn cứ theo Điều 30 của Luật BVMT thì đối tượng thực hiện ĐTM là dự án đầu tư Nhóm I được triển khai trước khi xây dựng cơ sở, thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Báo cáo ĐTM giúp cơ sở sản xuất xi măng triển khai các phương pháp xây dựng, đầu tư và vận hành dự án đúng với quy định.

Đồng thời, quá trình lập ĐTM sẽ giúp CĐT lựa chọn công nghệ, đưa ra phương án xây dựng hạng mục công trình BVMT, dự báo kịp thời những tác động xấu cũng như đưa ra biện pháp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến dự án.

Tư vấn thực hiện các thủ tục hồ sơ môi trường

Giấy phép môi trường nhà máy xi măng

Căn cứ theo Điều 39 của Luật BVMT thì dự án cũng thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường. Việc cấp GPMT dựa vào hồ sơ đề nghị cấp GPMT, báo cáo ĐTM, quy chuẩn kỹ thuật cùng nhiều tài liệu môi trường khác.

Các dự án thuộc đối tượng lập ĐTM và phải có GPMT trước khi vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải. Trình tự thực hiện thủ tục cấp GPMT:

  • Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị cấp GPMT
  • Cơ quan tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
  • Trường hợp dự án xả thải vào công trình thủy lợi thì cơ quan cấp GPMT lấy ý kiến bằng văn bản và phải nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý củacông trình thủy lợi đó
  • Khi dự án nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, CCN thì cơ quan cấp GPMT lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư.
  • Cơ quan cấp phép Bộ TNMT, Bộ quốc phòng, Bộ Công an; UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện

Như vậy, trong trường hợp dự án đang vận hành nhưng theo quy định mới lại thuộc đối tượng thực hiện thủ tục hồ sơ như trên thì phải tiến hành triển khai theo quy định. Đối với GPMT vì là thủ tục mới nên trong vòng 36 tháng kể từ ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thì chủ dự án phải tiến hành lập hồ sơ đề nghị cấp GPMT.

Các hình thức quan trắc

Có hai hình thức quan trắc gồm định kỳ và tự động, liên tục. Dựa vào mức độ, khối lượng xả thải mà thực hiện một số công việc đánh giá khả năng tác động của nguồn thải tùy thuộc vào thông số, tần suất và các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống quan trắc tự động, liên tục.

Các kết quả quan trắc làm căn cứ để chủ dự án lập báo cáo công tác BVMT định kỳ hằng năm. Nội dung báo cáo công tác BVMT của dự án thuộc đối tượng có GPMT thì thực hiện theo Mẫu 05A Phụ lục VI của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT. Thời gian gửi báo cáo từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 và trước ngày 05/01 của năm tiếp theo.

Nếu Quý KH cần hỗ trợ thêm nhiều dịch vụ môi trường khác thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!