HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Top 4 hồ sơ môi trường doanh nghiệp quan trọng

Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất chuyên lập các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp từ khi bắt đầu xây dựng đến thủ tục pháp lý liên quan đến giai đoạn vận hành dự án.

Với kinh nghiệm trong 8 năm qua, chúng tôi đã xây dựng đội ngũ tư vấn được đào tạo bài bản, nắm rõ thủ tục hành chính, quy định của pháp luật và hơn hết luôn hỗ trợ, đồng hành cùng Khách hàng để hoàn thiện HSMT nhanh chóng và đơn giản nhất.

Hồ sơ lập báo cáo ĐTM

  • Đây là loại báo cáo thực hiện trong công tác chuẩn bị dự án, làm cơ sở để lập báo cáo nghiên cứu khả thi
  • Đối tượng, quy trình, cơ quan phê duyệt được quy định trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/NĐ-CP.
  • Lập hồ sơ ĐTM rất cần thiết và nhiệm vụ bắt buộc để biết được sự ảnh hưởng của từng dự án so với mức tiêu chuẩn cho phép theo quy định. Sau đó, chủ dự án phải trình hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Chi phí lập ĐTM thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và được xác định bằng dự toán riêng.
  • Lập báo cáo ĐTM giúp doanh nghiệp nhận thức rõ tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường và làm cơ sở để cơ quan nhà nước xem xét có nên cấp phép cho dự án đi vào vận hành không. Đồng thời giúp doanh nghiệp nhận thức rõ trách nhiệm của mình với môi trường và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội bền vững, dài hạn hơn.

Hồ sơ môi trường doanh nghiệp

Hồ sơ lập kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Doanh nghiệp phải xác nhận trước khi vận hành dự án để đánh giá, mô tả quy trình sản xuất, kinh doanh tác động xấu đến môi trường. Thông qua đó giúp họ đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả hơn.
  • Để đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cần căn cứ vào Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Đồng thời, Nghị định này cũng nêu rõ một số đối tượng không cần lập kế hoạch BVMT.
  • Mỗi lĩnh vực, ngành nghề hoạt động với quy mô, công suất khác nhau nên cách thức thực hiện cũng không hề giống nhau.
  • Nộp hồ sơ tại Sở TNMT, Phòng TNMT hoặc Ban quản lý KCN.
  • Lập kế hoạch đầy đủ giúp doanh nghiệp quy hoạch tốt hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như giúp cơ quan nhà nước và doanh nghiệp xây dựng mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ hơn.

Sổ đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH

  • Là HSMT dùng để quản lý CTNH chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ gây ăn mòn, gây ngộ độc.
  • Áp dụng với doanh nghiệp có phát sinh chất thải theo khối lượng thuộc đối tượng đăng ký sổ chủ nguồn thải.
  • Chủ nguồn thải phải gửi hồ sơ, pháp lý đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
  • Chỉ cấp lại sổ chủ trong trường hợp thay đổi, bổ sung CTNH, địa điểm phát sinh chất thải, bổ sung thêm cơ sở phát sinh, các công trình BVMT, liệt kê hay công khai không chính xác so với sổ chủ đã đăng ký.
  • Đối với doanh nghiệp không lập sổ chủ bị phạt từ 30- 40 triệu đồng.

Hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Hạng mục quan trọng trong báo cáo

  • Đánh giá môi trường chiến lược (ĐCM), lập ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Xác nhận hoàn thành công trình BVMT.
  • Doanh nghiệp phải cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
  • Điều kiện môi trường nhập khẩu phế liệu.
  • Đóng bãi chôn lấp CTR, quản lý môi trường, hoạt động dịch vụ quan trắc.

Quy định về hồ sơ báo cáo công tác BVMT

  • Lập báo cáo theo quy định.
  • Lưu giữ tài liệu liên quan đến báo báo để cơ quan nhà nước đối chiếu khi thanh, kiểm tra.
  • Báo cáo thực hiện định kỳ hằng năm và nộp trước ngày 31/1 của năm tiếp theo.
  • Gửi báo cáo đến cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận kế hoạch BVMT và Sở TNMT.

Ngoài các lại hồ sơ nêu trên còn có đăng ký giấy phép xả thải, báo cáo quan trắc môi trường, giấy phép khai thác nước mặt/nước ngầm,… Bạn có thể tham khảo qua những bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu hoặc liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để Hợp Nhất tư vấn thông tin dịch vụ chi tiết và miễn phí nhé.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!