Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Thông tư sửa đổi các quy định quản lý CTNH

Các doanh nghiệp phải lập sổ chủ nguồn thải cũng như chuyển giao chất thải đến đơn vị có năng lực xử lý. Vì quá trình quản lý và xử lý CTNH còn nhiều hạn chế nên Thông tư sửa đổi Thông tư 36/2015/TT-BTNMT bổ sung, điều chỉnh với nhiều quy định quan trọng.

Một số quy định đối với chất thải nguy hại

  • Chủ nguồn thải phải lập hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH, trường hợp chủ cơ sở đủ năng lực trong quản lý CTNH thì cơ quan nhà nước cấp giấy phép, mã số hoạt động cho cơ sở.
  • Chủ nguồn thải phải phân loại, thu gom và chuyển giao đến cơ quan có năng lực xử lý CTNH. Chất thải phải lưu trữ trong thiết bị không làm ảnh hưởng đến môi trường.
  • Việc xử lý chất thải phải được thực hiện theo đúng nội dung giấy phép xử lý CTNH đã được cơ quan Nhà nước cấp.

Thông tư sửa đổi trong quản lý CTNH

Vì sao cần sửa đổi?

Đối với quy định của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT trong quản lý CTNH còn gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn:

  • Bùn từ hệ thống XLNT tập trung tại khu công nghiệp, bùn từ HTXLNT của bệnh viện, các nhà máy điện phát sinh tro bay, xỉ thép nhưng việc phân loại chất thải vẫn còn gặp nhiều vướng mắc.
  • Nhiều chủ giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã tự ý mở rộng phạm vi hoạt động, thay đổi so với nội dung giấy phép đã cấp

Vì những lý do này nên Bộ TNMT ban hành Thông tư sửa đổi một số điều của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT để tiến hành điều chỉnh một số nội dung phù hợp hơn với yêu cầu thực tế.

Thông tư sửa đổi các quy định quản lý CTNH
Thông tư sửa đổi các quy định quản lý CTNH

Việc áp dụng Thông tư mới về cơ bản không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính trong cấp giấy phép xử lý CTNH. Tuy nhiên sẽ có một số thay đổi của các mẫu báo cáo theo quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP như mẫu kế hoạch vận hành thử nghiệm, mẫu báo cáo quản lý chất thải nguy hại.

Sổ chủ nguồn thải có thể yên tâm vì những biểu mẫu mới sẽ không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, hoặc không gây áp lực về chi phí đối với doanh nghiệp. Ngược lại, Thông tư mới lại tạo ra điều kiện thuận lợi cho nhiều cơ sở phát sinh CTNH vì đơn giản hóa các quy trình làm hồ sơ, báo cáo thông thường.

Nội dung chính của Thông tư sửa đổi

  • Nhóm nội dung sửa đổi liên quan đến văn bản pháp lý như Nghị định 40/2019/NĐ-CP bỏ một số khái niệm như vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH.
  • Việc cấp giấy phép xử lý CTNH bổ sung và hướng dẫn việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý CTNH theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP; quy trình và hồ sơ thủ tục đối với cơ sở xử lý CTNH lồng ghép cùng hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc trường hợp điều chỉnh, cấp lại giấy phép xử lý CTNH.
  • Bổ sung thêm nội dung cấp giấy phép xả khí thải công nghiệp với dự án có công trình xử lý CTNH. Các nội dung xác nhận hoặc giấy phép hết hạn, bị thu hồi thì nội dung đã xác nhận hoàn thành công trình BVMT được lưu trữ. Theo khoản 4 điều 56b của Nghị định 38/2015/NĐ-CP sẽ không lồng ghép vào việc cấp giấy phép xử lý CTNH nhưng chủ dự án phải được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu đối với dự án phải vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải.
  • Thông tư sửa đổi làm rõ trách nhiệm các bên chuyển giao xử lý CTNH, tính toán năng lực vận chuyển của cơ sở để chủ xử lý thu gom, vận chuyển CTNH về cơ sở.
  • Thống nhất sử dụng mã chất thải y tế nguy hại, thiết bị, bùn thải xử lý nước thải y tế được khử khuẩn theo đúng quy định quản lý theo chất thải rắn thông thường.

Liên hệ ngay Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất để nhận hỗ trợ tư vấn!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!