Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Quy định về xử phạt hành chính trong bảo vệ môi trường

Trong lĩnh vực xử phạt môi trường, Nghị định 45/2022/NĐ-CP có quy định chi tiết những trường hợp bị xử phạt hành chính trong bảo vệ môi trường. Mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết qua nội dung bên dưới.

Xử phạt hành chính trong bảo vệ môi trường
Xử phạt hành chính trong bảo vệ môi trường

1. Các quy định về xử phạt hành chính trong bảo vệ môi trường

1.1. Xử phạt các hành vi xả thải trái phép

Đối với việc xử phạt hành vi xả nước thải gây ô nhiễm môi trường được quy định tại các Điều 18, Điều 19, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000đ – 1.000.000.000đ.

>>> Bấm vào để xem chi tiết hoặc tải file: TẠI ĐÂY 

Song song đó, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

  • Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
  • Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường/gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.
mức phạt xả thải vượt quy chuẩn
mức phạt xả thải vượt quy chuẩn

1.2. Vi phạm các quy định về thực hiện đăng ký môi trường

Theo Điều 9, Nghị định 45/2022/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về thực hiện đăng ký môi trường sẽ chịu các mức phạt hành chính như sau:

(1) Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bị xử phạt như sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại;

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường lại theo quy định.

xử phạt vi pham đăng ký môi trường
xử phạt vi pham đăng ký môi trường

(2) Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường lại theo quy định.

(3) Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường lại theo quy định.

1.3. Vi phạm các quy định về thực hiện ĐTM

Đối với hành vi thực hiện không đúng nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, mức phạt căn cứ vào Điểm d, Khoản 1, Điều 10 Nghị định 45/2022/NĐ-CP được quy định như sau:

…..

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc, giám sát môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và quy định tại điểm đ, e, g khoản này;

Xử phạt vi phạm đánh giá tác động môi trường
Xử phạt vi phạm đánh giá tác động môi trường

1.4. Vi phạm các quy định về thực hiện giấy phép môi trường

Theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 25/2022/NĐ-CP, trường hợp cơ sở, dự án đầu tư đang triển khai xây dựng/đang hoạt động mà không có giấy phép môi trường sẽ bị xử phạt như sau:

Hành vi Đối tượng Mức phạt
Không có giấy phép môi trường

Dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện/thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp Huyện.

30 – 35 triệu đồng

Dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh/thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp Tỉnh.

150 – 170 triệu đồng

Dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường/thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

200 – 220 triệu đồng

Ngoài bị phạt tiền, các dự án đầu tư, cơ sở không có giấy phép môi trường còn phải:

Bị đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải từ 03 – 06 tháng;

Buộc di dời dự án đầu tư, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu địa điểm đang thực hiện dự án đầu tư, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được phê duyệt).

Trên đây là một số thông tin về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nếu như bạn muốn sản xuất – kinh doanh cần thực hiện đúng quy định của pháp luật thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768. Chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ các yêu cầu pháp lý liên quan đến hồ sơ môi trường hoặc các vấn đề trong xử lý chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!