Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Quy định về giấy phép xả thải vào nguồn nước

Mỗi đơn vị cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức có bất kỳ hoạt động xả trực tiếp nguồn nước ra môi trường bên ngoài bắt buộc phải đăng ký giấy phép xả thải vào nguồn nước. Vậy quy định về giấy phép xả thải ra sao? Mẫu đơn đăng ký như thế nào? Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng theo dõi bài viết dưới đây của công ty môi trường Hợp Nhất nhé!

Quy định về giấy phép xả thải vào nguồn nước

1. Quy định về giấy phép xả thải vào nguồn nước

Thủ tục cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước với lưu lượng 20 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng từ 20 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác.

Đối tượng thực hiện là tổ chức, cá nhân có nhu cầu làm báo cáo xả thải vào nguồn nước. Thời hạn giải quyết là 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, trường hợp hồ sơ cần bổ sung thông tin, hoàn chỉnh hay chỉnh sửa thì hạn thẩm định không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi thông tin hồ sơ.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả thải

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xả thải.
  • Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.
  • Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận vị trí xả nước thải.
  • Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
  • Bản sao hồ sơ năng lực của cá nhân, tổ chức lập hồ sơ.

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………………….

…………., ngày… tháng… năm……

GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP

Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trường hợp cơ quan cấp phép là Bộ tài nguyên và Môi trường)/Luật Tổ chức hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 (trường hợp cơ quan cấp phép là UBND cấp tỉnh);

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

Căn cứ Thông tư số………. Ngày…… Tháng….. Năm….. Của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;

Căn cứ …………………………………………………………………………………………………………………;

Xét Đơn đề nghị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước của (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) ngày… tháng… năm… và hồ sơ kèm theo;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (trường hợp cơ quan cấp phép là Bộ Tài nguyên và Môi trường)/Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (trường hợp cơ quan cấp phép là UBND cấp tỉnh);

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Cho phép (tên tổ chức/cá nhân), địa chỉ tại (đối với tổ chức ghi địa chỉ trụ sở chính theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập; đối với cá nhân ghi theo địa chỉ hộ khẩu thường trú) được xả nước thải vào nguồn nước với các nội dung chủ yếu sau:

  1. Nguồn nước tiếp nhận nước thải: ……………………………………… (1)
  2. Vị trí xả nước thải:
  3. Thôn, ấp/tổ, khu phố…………… xã/phường, thị trấn…………… huyện/quận, thị xã, thành phố…………… tỉnh/thành phố…………………………………………..
  4. Tọa độ vị trí xả thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục….., múi chiếu…..).
  5. Phương thức xả nước thải:……………………………………………….. (2)
  6. Chế độ xả nước thải: ……………………………………………………… (3)
  7. Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: ………………….. m3/ngày đêm ………………… m3/giờ.
  8. Chất lượng nước thải: ………………………………………………………. (4)
  9. Thời hạn của giấy phép là …………… năm.

Điều 2: Các yêu cầu đối với (Tên tổ chức/cá nhân được cấp giấy phép).

  1. Tuân thủ các nội dung quy định tại Điều 1 của Giấy phép này.
  2. Thực hiện quan trắc nước thải và nguồn nước tiếp nhận: …………….. (5)
  3. Hằng năm (trước 15 tháng 12), tổng hợp báo cáo gửi (tên cơ quan cấp phép) về tình hình thu gom, xử lý nước thải, xả nước thải và các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý nước thải; các kết quả quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
  4. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật tài nguyên nước;

………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 3: (Tên tổ chức/cá nhân được cấp giấy phép) được hưởng các quyền hợp pháp theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật tài nguyên nước và các quyền lợi hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chậm nhất chín mươi (90) ngày trước khi giấy phép hết hạn, nếu (tên tổ chức/cá nhân được cấp giấy phép) còn tiếp tục xả nước thải với các nội dung quy định tại Điều 1 của Giấy phép này thì phải làm thủ tục gia hạn giấy phép xả thải theo quy định./.

Nơi nhận:
– (Tên chủ giấy phép);
– Cục Quản lý tài nguyên nước (trường hợp giấy phép do UBND tỉnh/thành phố cấp);
– Sở TN&MT tỉnh/thành phố… (trường hợp giấy phép do Bộ TN&MT cấp);
– Cục thuế tỉnh/thành phố………;
-………………………………………..;
– Lưu: VT, hồ sơ cấp phép, cơ quan trình cấp phép.
 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP
(ký, ghi họ tên, đóng dấu)

  • Ghi rõ tên, vị trí hành chính (thôn, ấp/tổ, khu phố; xã/phường, thị trấn; huyện/quận, thị xã, thành phố; tỉnh/thành phố).
  • Ghi rõ hệ thống dẫn nước thải sau xử lý đến vị trí xả vào nguồn nước và phương thức xả tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước là bơm, tự chảy, xả ngầm, xả mặt, xả ven bờ, xả giữa dòng.
  • Ghi rõ xả nước thải là liên tục (24h/ngày đêm) hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày.
  • Ghi rõ Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải phải đạt, hệ số áp dụng; giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm chính có trong nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận.
  • Ghi rõ nội dung quan trắc bao gồm: vị trí, lưu lượng nước thải, thông số quan trắc chất lượng nước thải và chất lượng nước nguồn tiếp nhận; tần suất quan trắc. Trong trường hợp yêu cầu quan trắc nước thải tự động thì ghi rõ vị trí, tọa độ đặt thiết bị quan trắc và thông số quan trắc.

3. Quy định về giấy phép xả thải theo Luật BVMT 2020

Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024 đã tích hợp giấy phép xả thải cùng với các loại giấy phép môi trường thành phần trước đây (giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xả khí thải công nghiệp, sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, giấy phép xử lý chất thải) vào chung giấy phép môi trường. 

Theo đó, thời hạn thực hiện GPMT được quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 42, Luật BVMT số 72/2020/QH14 như sau: 

Đối với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trước ngày 01/01/2022 phải có giấy phép môi trường (GPMT) trước ngày 01/01/2025.

Đối với các doanh nghiệp đã có giấy phép môi trường thành phần: Cần kiểm tra lại giấy phép môi trường thành phần còn thời hạn sử dụng hay không để lựa chọn thời điểm lập giấy phép môi trường phù hợp theo đúng quy định pháp luật như sau:
  • Đối với giấy phép môi trường thành phần có thời hạn: Tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn của giấy phép.
  • Đối với giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn: Doanh nghiệp phải lập giấy phép môi trường trước ngày 01/01/2027.

Các loại giấy phép môi trường thành phần

Trên đây à một số thông tin về giấy phép xả thải vào nguồn nước. Nếu đang có nhu cầu  thực hiện hồ sơ môi trường, bạn có thể tìm hiểu thêm liên hệ công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!