Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Quy định khai thác, sử dụng nước mặt

Khi khai thác, sử dụng nước mặt cần phải được quản lý, cấp phép trong suốt quá trình sử dụng, khai thác tài nguyên. Hoạt động này cần đáp ứng yêu cầu BVMT nước mặt và xin cấp giấy phép khai thác nước mặt theo đúng quy định.

Các yêu cầu trong bảo vệ môi trường nước mặt

 Các quy định chung cần lưu ý đối với BVMT nước mặt

  • Phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, khả năng chịu tải môi trường phải cân nhắc đến chất lượng nước, môi trường thủy sinh cần tính toán, xác định.
  • Cần cân nhắc đến khả năng chịu tải môi trường nước mặt đối với nguồn thải đầu vào.
  • Trường hợp xả thải không còn khả năng chịu tải sẽ không được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM hoặc cấp GPMT (chỉ trừ trường hợp dự án có phương thức xả thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt trước khi xả thải hoặc phương án tuần hoàn, tái sử dụng không phát sinh nước thải hoặc dự án được đầu tư xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường).
  • Khai thác, sử dụng nước mặt phải gắn liền với việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường thủy sinh, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.

Các nội dung bảo vệ môi trường nước mặt

  • Tiến hành thống kê, đánh giá để giảm thiểu, tăng cường XLNT trước khi đưa vào nước mặt.
  • Cần quan trắc, đánh giá chất lượng nước, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt, công khai thông tin quản lý, khai thác và sử dụng.
  • Cần xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường.
  • Cần quan trắc, đánh giá chất lượng nước mặt, trầm tích sông phù hợp với quy định pháp luật về môi trường.

Kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt

  • Cần đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường, chỉ tiêu, xác định vùng bảo hộ vệ sinh nơi lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước.
  • Xác định thực trạng nguồn nước ô nhiễm.
  • Xác định loại, tổng lượng chất ô nhiễm.
  • Cần đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả thải, xác định mục tiêu, lộ trình giảm xả thải.
  • Xác định biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm.
  • Tăng cường bảo vệ, cải thiện chất lượng nước.

Quy định khai thác sử dụng nước mặt

Tiến hành xin giấy phép khai thác nước mặt

Căn cứ cấp giấy phép

  • Dự án sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô 0,1 m3/ngày đêm trở lên.
  • Dự án kinh doanh, dịch vụ với quy mô từ 10 m3/ngày đêm trở lên.
  • Dự án phát điện với công suất lắp máy từ 50 kw trở lên.
  • Dự án khai thác sử dụng nước biển để sản xuất kinh doanh với quy mô từ 10.000 m3/ngày đêm trở.

Cấp giấy phép theo những căn cứ nào?

  • Xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải, phù hợp với yêu cầu BVMT cho các trường hợp xả thải.
  • Xác định theo chức năng nguồn nước.
  • Xác định khả năng tiếp nhận nước thải.
  • Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước.

Điều kiện cấp giấy phép khai thác

  • Phải hoàn thành việc thông báo, lấy ý kiến cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân
  • Phải có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng nguồn nước, tiếp nhận nước thải. Thông tin, số liệu lập đề án, báo cáo cần đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
  • Dự án khai thác, sử dụng nước mặt với xây dựng hồ, đập trên sông, suối đáp ứng các quy định như:

+ Cần có phương án bố trí thiết bị, nhân lực trong vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng.

+ Quy trình vận hành, thiết bị, nhân lực hoặc thuê đơn vị có năng lực vận hành, quan trắc, giám sát trong khai thác, sử dụng, quan trắc,… phù hợp.

Thời hạn của giấy phép

  • Đối với giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa 15 năm, tối thiểu 5 năm.
  • Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu 3 năm, tối đa 10 năm.

Thẩm quyền cấp giấy phép

  • Bộ TNMT cấp phép cho các trường hợp:

+ Khai thác sử dụng nước mặt dùng cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên.

+ Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên.

+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên.

+ Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng 100.000 m3/ngày đêm trở lên.

  • UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn giấy phép khai thác cho các trường hợp còn lại.

Trường hợp nào phải được cấp lại?

  • Khi giấy phép bị mất, rách hoặc hư hỏng
  • Thay đổi tên chủ giấy phép trong trường hợp chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.

Việc khai thác, sử dụng nước mặt cho mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thường phải đáp ứng việc đảm bảo an toàn. Một trong những vấn đề quan trọng nhất cần xin giấy phép khai thác nước mặt theo đúng quy định (cụ thể Nghị định 201/2013/NĐ-CP). Nếu Quý KH cần lập hồ sơ môi trường thì hãy liên hệ ngay với hosomoitruong.com.vn qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!