Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Nhập khẩu phế liệu cần lập HSMT nào?

Các dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải làm gì để tuân thủ các quy định về BVMT? Các dự án này có cần phải cấp giấy phép môi trường hay không? Để hiểu rõ hơn về các thủ tục hồ sơ, quy định môi trường liên quan đến lĩnh vực này hãy theo dõi những thông tin dưới đây.

Dự án nhập khẩu phế liệu thực hiện HSMT nào?

Đối tượng phải cấp GPMT thường thuộc nhóm dự án đầu tư nhóm I, II và III. Vậy dự án nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài có cần lập HSMT hay không?

Trong điểm a Khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT có quy định dự án Nhóm I phải có GPMT đối với dự án có quy mô, công suất lớn thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo quy định.

Như vậy, tất cả dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép môi trường theo quy định. Dự án phải có giấy phép môi trường với nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hoặc GPMT thành phần là giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT.

Trường hợp cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có GPMT trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày luật mới có hiệu lực.

Nội dung giấy phép môi trường

Căn cứ theo Điều 40 của Luật BVMT 2020 có quy định về nội dung giấy phép:

  • Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN.
  • Nội dung cấp GPMT: nguồn phát sinh nước thải, khí thải, CTNH; loại, khối lượng được phép nhập khẩu,…
  • Yêu cầu bảo vệ môi trường: có kho, bãi lưu giữ đáp ứng quy định, hệ thống thiết bị tái chế, phương án xử lý tạp chất, phương án tái xuất với dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất,…
  • Thời hạn của GPMT: vì dự án nhập khẩu phế liệu thuộc dự án đầu tư Nhóm I nên GPMT sẽ có thời hạn trong 7 năm.

Các yêu cầu, điều kiện BVMT

  • Cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đáp ứng yêu cầu BVMT.
  • Công nghệ, thiết bị xử lý kèm phế liệu nhập khẩu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Có hệ thống thu gom, xử lý nước mưa từ bãi phế liệu nhập khẩu, các loại hình nước thải phát sinh đảm bảo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

Dự án nhập khẩu phế liệu cần lập HSMT nào?

Quy định về công nghệ xử lý phế liệu

Tiêu chí xác định công nghệ

  • Công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghiệp.
  • Công nghệ có nguy cơ tác động xấu đến môi trường như tiêu hủy, tái chế, thu hồi kim loại, oxit kim loại, muối kim loại bằng nhiệt hoặc hóa học, XLNT, xử lý tái chế, thu hồi hóa chất.

Tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý phế liệu

  • Thông tin chung về dự án: nguồn gốc, xuất xứ thiết bị máy móc, ưu tiên công nghệ do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, thẩm định, đánh giá đạt chuẩn.
  • Đánh giá khả năng tự động hóa, mở rộng, nâng công suất.
  • Khả năng hoạt động tiên tiến, ưu việt công nghệ.
  • So sánh tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết bị, máy móc, công nghệ, áp dụng giải pháp thân thiện, tiết kiệm năng lượng, kỹ thuật tốt nhất hoặc thu hồi năng lượng.
  • Tính đồng bộ thiết bộ, khả năng sử dụng, thay thế linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa công nghệ, thiết bị.
  • Mức độ tự động hóa khi vận hành, tuổi thọ, độ bền máy móc, thiết bị.

Tiêu chí môi trường và xã hội

  • Công nghệ đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
  • Tiết kiệm diện tích đất
  • Xác định mức độ tái sử dụng, thu hồi các thành phần chất thải
  • Mức độ tái sử dụng, thu hồi thành phần
  • Xác định mức độ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái
  • Mức độ rủi ro cùng khả năng phòng ngừa, khắc phục sự cố
  • Bảo đảm các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng

Đối với tiêu chí kinh tế xử lý phế liệu

  • Giá trị tiêu thụ sản phẩm từ quá trình tái chế, xử lý CTNH
  • Tiềm năng, giá trị kinh tế về năng lượng, tái sử dụng chất thải
  • Chi phí xây dựng và lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị

Ký quỹ BVMT cho dự án nhập khẩu phế liệu

Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định việc ký quỹ BVMT trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Điều này đảm bảo tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường. Chủ dự án thực hiện ký quỹ tại Quỹ BVMT Việt Nam, quỹ BVMT cấp tỉnh, tổ chức tín dụng của cá nhân, tổ chức mở tài khoản giao dịch.

Đối với dự án nhập phế liệu khẩu sắt, thép

  • Ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu với khối lượng dưới 500 tấn.
  • Ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu với khối lượng từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn.
  • Ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu với khối lượng từ 1.000 tấn trở lên.

Đối với dự án nhập khẩu nhựa thực hiện

  • Ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu với khối lượng dưới 100 tấn.
  • Ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu với khối lượng từ 100 tấn đến dưới 500 tấn.
  • Ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu với khối lượng từ 500 tấn trở lên.

Nếu cơ sở, dự án của bạn đối chiếu theo Luật mới thuộc đối tượng cấp GPMT nhưng chưa thực hiện thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hướng dẫn chi tiết về dịch vụ.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!