Doanh nghiệp thường không quan tâm đến yếu tố môi trường lao động nhưng nó thực sự rất quan trọng trong việc tạo ra chất lượng sản phẩm đầu ra. Cụ thể, môi trường càng độc hại, người lao động càng bị tác động, làm giảm khả năng làm việc gây ra các bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động không mong muốn.
Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến năng suất làm việc hằng ngày. Vì vậy mà việc quan trắc môi trường lao động và lập hồ sơ vệ sinh lao động sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn.
Căn cứ pháp lý quan trọng
- Căn cứ theo Luật an toàn vệ sinh lao động.
- Căn cứ theo Nghị định 39 của Chính phủ ban hành năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn vệ sinh lao động.
- Áp dụng theo Nghị định 44 Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động cho doanh nghiệp.
- Căn cứ theo Thông tư 19 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
Cách lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
Hồ sơ chuẩn bị gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy đủ điều kiện quan trắc lao động, kết quả khám sức khỏe định kỳ của công nhân, kết quả đo mẫu môi trường lao động và hồ sơ đăng ký an toàn lao động.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tổng hợp, báo cáo dữ liệu về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ 1 năm/lần. Theo đó, báo cáo liên quan đến việc kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thì nộp lên Sở Lao động – Thương binh và xã hội.
Còn công tác quan trắc môi trường thì báo lên Sở Y tế. Căn cứ theo Điều 38 của Nghị dịnh 44/2016/NĐ-CP thì kết quả quan trắc lao động được lưu trữ tại cơ sở, đơn vị đo kiểm tra môi trường và trung tâm y tế dự phòng.
Để hoàn chỉnh hồ sơ cần khảo sát thực tế tại cơ sở (quy mô sản xuất, thực trạng môi trường), liệt kê thiết bị – máy móc, thống kê đầy đủ số lượng lao động tiếp xúc với chất độc hại, xác định những tác hại và đề xuất biện pháp xử lý, lấy mẫu khí thải xung quanh cơ sở, trình nộp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Vai trò và lợi ích của quan trắc môi trường lao động
Việc quan trắc vệ sinh môi trường lao động không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người lao động mà còn yêu cầu mọi cơ sở đều phải lập hồ sơ vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe và các bệnh nghề nghiệp.
Đối với đơn vị chịu trách nhiệm quan trắc lao động phải có yêu cầu tối thiểu có nhiều năm kinh nghiệm với đội ngũ chuyên sâu về kiến thức môi trường.
Dịch vụ quan trắc môi trường của các đơn vị phải có đầy đủ thiết bị – máy móc hỗ trợ cho quá trình quan trắc, hiểu rõ các công việc về lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm. Một số yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong quan trắc gồm vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, phóng xạ, điện từ trường, vi khuẩn, tâm sinh lý ecgonomy,…
Một số phép đo môi trường phổ biến
- Định tính: dựa vào khả năng đánh giá, quan sát về những ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động với tần suất và thời gian phơi nhiễm với các chất độc hại.
- Bán định lượng: sử dụng thiết bị đo trực tiếp nhưng nó thường ảnh hưởng đến việc quan trắc nhanh hoặc quan trắc theo ca làm việc.
- Đánh giá hóa học: chủ yếu lấy mẫu không khí phân tích tại phòng thí nghiệm để xác định các tác nhân hóa học/vật lý hoặc đo mức độ của tiếng ồn.
Vậy hồ sơ vệ sinh môi trường lao động sẽ mang lại những lợi ích nào cho doanh nghiệp? Khi thực hiện các công tác quan trắc đầy đủ sẽ giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy, xưởng sản xuất,… quản lý tốt môi trường lao động, cải thiện điều kiện làm việc khi phát hiện sớm những yếu tố độc hại, luôn luôn đảm bảo sức khỏe cho người lao động, giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tốt đối với người lao động và đối tác.
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồ sơ môi trường, Công ty dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện đầy đủ các loại hồ sơ, giấy phép môi trường nhanh chóng, đơn giản với chi phí hợp lý nhất. Cần hỗ trợ thêm thông tin hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết hơn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!