Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Tư vấn lập báo cáo quan trắc nước ngầm

Ô nhiễm môi trường hiện nay đã và đang làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường nước ngầm. Với yêu cầu bức thiết như hiện nay, việc thực hiện quan trắc nước ngầm đóng vai trò quan trọng. Đây cũng là cơ sở để các đơn vị tổ chức lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo đúng quy định của nhà nước.

Đối tượng phải quan trắc nước ngầm

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang khai thác nước ngầm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có quy mô hơn 10 m3/ngày đêm.

Tầm quan trọng quan trắc nước ngầm      

  • Giúp bạn kiểm soát ô nhiễm và có kế hoạch quy hoạch sử dụng nước ngầm hợp lý không chỉ định hình việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế mà quan trắc nước ngầm còn góp phần bảo vệ môi trường.
  • Giúp cơ quan chức năng theo dõi các cá nhân, tổ chức xác định mức độ tổn hại và dự báo những thay đổi chất lượng nước ở hiện tại và trong tương lai.
  • Giúp thu thập thông tin, ghi nhận những tác động gây ô nhiễm để từ đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
  • Giúp chủ động nhận biết những biến đổi của môi trường do những tác nhân ô nhiễm gây ra những tác động đến cuộc sống, sức khỏe của con người.
Tư vấn lập báo cáo quan trắc nước ngầm
(Hình: Tư vấn lập báo cáo quan trắc môi trường nước ngầm)

Các chỉ tiêu cần quan trắc là gì?

  • Mực nước và nhiệt độ tại vị trí quan trắc là giếng khoan, giếng đào.
  • Lưu lượng và nhiệt độ tại các vị trí quan trắc là điểm lộ, mạch lộ.
  • Tính chất vật lý của nước như độ màu, mùi, vị, độ đục.
  • Nồng độ pH.
  • Các chỉ tiêu liên quan đến môi trường khiến nước dễ biến đổi như độ dẫn điện, hàm lượng oxy hòa tan, oxy hóa khử, độ kiềm và độ muối.
  • Lượng thấm, lượng mưa, lượng bốc hơi, độ ẩm và chất lượng nước.
  • Các thông số cần quan trắc gồm:

+ Mẫu phân tích toàn diện: Ca2+, Mg2+, K+, Al3+, Nh4+, HCO3-, Cl-, SO42-, CO32-, NO2-, NO3-, độ cứng tổng, độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh viễn, pH, CO2 (tự do, ăn mòn, xâm thực), SiO2, màu, mùi vị.

+ Mẫu sắt: Fe2+ và Fe3+.

+ Mẫu vi lượng: As, Hg, Se, Cr, Cd, Pb, Cu, Zn, CN-, Mn (tùy thuộc vào từng đặc điểm mỗi khu vực).

+Mẫu hữu cơ: NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, COD, Eh.

Nội dung cần quan trắc môi trường nước ngầm

  • Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần hoặc đối với cơ sở cấp giấy phép khai thác, tần suất quan trắc nước ngầm sẽ thực hiện theo giấy phép đã được cấp.
  • Thông số quan trắc cần so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
  • Về quan trắc lưu lượng: tần suất 1 lần cùng 1 thời điểm nhất định trong ngày.
  • Về quan trắc mực nước thường quan trắc vào mùa mưa và mùa khô.

Những quy định về việc lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu

Về lấy mẫu quan trắc nước ngầm

  • Quan trắc môi trường nước ngầm phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-11:2011.
  • Cần bơm rửa, đo các chỉ tiêu pH, Eh, Ec cho đến khi ổn định mới bắt đầu lấy mẫu.
  • Việc lấy mẫu và lấy mẫu toàn diện phải được tiến hành cùng lúc hoặc tại nơi có hàm lượng sắt cao hơn chỉ tiêu cho phép.
  • Các công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát phải được tiến hành theo quy định của bộ TNMT.

Về bảo quản mẫu

  • Mẫu được bảo quản theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-3:2008.

Về phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm

  • Phải phân tích các thông số tuân thủ theo các phương pháp quy định của quy chuẩn Việt Nam tùy vào từng điều kiện của phòng thí nghiệm.
  • Khi các chỉ tiêu quốc gia thì áp dụng trực tiếp các chỉ tiêu quốc tế.
  • Việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm bắt buộc tuân thủ theo quy định của Bộ TNMT.
Công ty xử lý môi trường
(Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất)

Ngoài quan trắc nước ngầm, công ty môi trường Hợp Nhất còn quan trắc môi trường không khí, lập báo cáo quan trắc môi trường nước mặt,… Do đó, nếu bạn cần đơn vi tư vấn và cần thực hiện báo cáo quan trắc thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!