Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Quan trắc môi trường không khí định kỳ

Báo cáo quan trắc môi trường không khí thường bao gồm các hoạt động đo đạc, phân tích chi tiết các thành phần môi trường nhằm đánh giá hiện trạng, xác định nguồn thải và đề xuất biện pháp xử lý môi trường hiệu quả. Vậy công tác quan trắc diễn ra theo các quy định nào hoặc chỉ tiêu, công việc và phương pháp quan trắc ra sao?

Quan trắc môi trường không khí định kỳ
Quan trắc môi trường không khí định kỳ

1. Quan trắc môi trường không khí định kỳ

Căn cứ theo quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn trong Thông tư 28 của Bộ TNMT ban hành năm 2011 sẽ bao gồm những quy định dưới đây:

1.1. Mục tiêu quan trắc

  • Xác định mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng theo tiêu chuẩn cho phép.
  • Xác định mức độ ảnh hưởng nguồn thải đến chất lượng môi trường không khí tại địa phương.
  • Giúp cung cấp đầy đủ thông tin để xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và quy hoạch phát triển công nghiệp.
  • Theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tùy thuộc thời gian, không gian nhất định.
  • Cảnh báo về hiện trạng ô nhiễm không khí.
  • Đáp ứng những yêu cầu đối với công tác quản lý môi trường ở Trung ương và địa phương.

1.2. Thiết kế chương trình quan trắc môi trường không khí

  • Xác định kiểu quan trắc: dựa vào mục tiêu mà phân loại quan trắc nền hoặc quan trắc tác động.
  • Xác định địa điểm và vị trí quan trắc: căn cứ vào mục tiêu chương trình quan trắc, điều tra, khảo sát nguồn thải tại khu vực cần quan trắc.
  • Xác định điểm quan trắc: phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết, địa hình.
  • Xác định đầy đủ các thông số quan trắc: SO2, NO2, NOx, CO, O3, TSP, bụi, chì, hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, bức xạ mặt trời.
  • Xác định yêu cầu về thời gian và tần suất:

+ Thời gian phụ thuộc vào các tiêu chí: mục tiêu, thông số, khí tượng, thiết bị, phương pháp, xử lý số liệu, tình hình hoạt động nguồn thải, độ nhạy phương pháp phân tích.

+ Tần suất: quan trắc nền (1 lần/tháng) và quan trắc tác động (6 lần/năm).

Thiết kế chương trình quan trắc không khí
Thiết kế chương trình quan trắc không khí

2. Quan trắc tự động, liên tục môi trường không khí

Bên cạnh quan trắc định kỳ bằng phương pháp thủ công, việc lắp đặt trạm quan trắc tự động giúp doanh nghiệp tổ chức chương trình quan trắc hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.

Hiện nay, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT là một trong những quy định mới ban hành và có hiệu lực thi hành áp dụng một số tiêu chí đối với trạm quan trắc môi trường không khí xung quanh. Dưới đây là những nội dung liên quan đến việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động:

2.1. Hệ thống quan trắc tự động gồm

  • Thiết bị cảm biến
  • Thiết bị lấy mẫu
  • Thiết bị phân tích
  • Thiết bị data logger (thu thập dữ liệu)

2.2. Thông số quan trắc môi trường không khí

  • Thông số bắt buộc gồm bụi PM2.5, O3, SO2, NO, CO.
  • Thông số khác như bụi tổng (TSP), PM10, benzen, toluen, ethyl benzen, xylen, metan cùng các thông số độc hại.

2.3. Yêu cầu kỹ thuật trạm quan trắc tự động

  • Thiết bị tự động, liên tục: tích hợp nhiều thiết bị đo và phân tích.
  • Hệ thống (data logger) nhận, truyền và quản lý dữ liệu: thu thập, lưu giữ và truyền dữ liệu tự động về cơ quan môi trường theo dõi và kiểm soát theo quy định.
  • Bình khí chuẩn hoặc chất chuẩn.
  • Hệ thống camera.
  • Thiết bị phụ trợ khác.

Dịch vụ quan trắc môi trường tại Hợp Nhất hy vọng trở thành đơn vị đồng hành cùng doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với môi trường. Trong đó, thông qua đội ngũ tư vấn nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp khách hàng thực hiện công tác quan trắc, lập báo cáo và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền xác nhận chính xác, hiệu quả hơn.

Cần hỗ trợ thêm về dịch vụ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!