Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Quản lý chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa nhiều yếu tố độc hại có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe con người và môi trường. Đặc tính chung của các chất thải là dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác. Vậy làm cách nào để quản lý chất thải nguy hại an toàn nhất và hợp pháp? Mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin dưới đây.

Quản lý chất thải nguy hại
Quản lý chất thải nguy hại

1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại:

Hầu hết các ngành nghề đều có phát sinh chất thải nguy hại, gom lại từ 4 nguồn sau:

  • Nguồn sinh hoạt (pin hỏng, đèn huỳnh quang thải, sơn, chất kết dính, mực in, thuốc diệt trừ các loại gây hại).
  • Nguồn dịch vụ (từ ngành nghề ý tế chiếm phần lớn, từ hoạt động làm phim ảnh, hóa trị liệu,…).
  • Nguồn công nghiệp (công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa chất, luyện kim, chế biến thực phẩm, điện – điện tử; khai thác khoáng sản; cơ khí).
  • Nguồn nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).

Các nguồn phát sinh chất thải nguy hại

2. Phân loại chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại được phân loại theo dòng thải chính hoặc nhóm ngành, theo đó sẽ phân thành 19 nhóm chi tiết sau đây:

  • N1: CTNH từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
  • N2: CTNH từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ
  • N3: CTNH từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ
  • N4: CTNH từ ngành luyện kim
  • N5: CTNH từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác
  • N6: CTNH từ quá trình sản xuất, điều chế, sử dụng các sản phẩm che phủ sơn, véc ni, men thuỷ tinh, chất kết dính, chất bịt kín và mực in
  • N7: CTNH từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh
  • N8: CTNH từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác
  • N9: CTNH từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm
  • N10: CTNH từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
  • N11: CTNH xây dựng và phá dỡ
  • N12: CTNH từ ngành y tế và thú y
  • N13: CTNH từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp
  • N14: Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
  • N15: Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
  • N16: Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant)
  • N17: Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
  • N18: CTNH từ từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
  • N19: Các loại chất thải khác.

Phân loại chất thải nguy hại

Xem thêm: “Thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH

3. Quy trình xử lý chất thải nguy hại

Quy trình thu gom, vận chuyển và lưu chứa chất thải nguy hại:

Thu gom, xử lý chất thải nguy hại

4. Quy trình quản lý chất thải nguy hại

Chứng từ CTNH

4.1. Quy trình xử lý chất thải xây dựng

Xử lý chất thải xây dựng

4.2. Quy trình xử lý chất thải công nghiệp

Xử lý chất thải công nghiệp

Thông tin liên hệ

Mọi thông tin, yêu cầu về quản lý chất thải nguy hại Quý khách hàng vui lòng liên hệ công ty môi trường Hợp Nhất theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỢP NHẤT

Địa chỉ: 965/16/23L Quang Trung, P14, Gò Vấp. TP. HCM
Chi nhánh Bình Định: Đường Nguyễn Quý Đức, P. Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Bình Định
Chi nhánh Cà Mau: Số 8, Đường Nguyễn Văn Trỗi, Tp Cà Mau
Website: moitruonghopnhat.com
Hotline: 028.38 315 423

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!