HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Pháp luật và môi trường

Pháp luật môi trường được triển khai với mục đích tổ chức các hoạt động đảm bảo lợi ích nhà nước, xã hội phù hợp với cơ sở pháp lý đối với công tác BVMT. Khi môi trường có những thay đổi về hiện trạng, chất lượng như ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt thì hệ thống quy tắc ứng xử của pháp luật đảm bảo xây dựng, nâng cao cũng như các điều chỉnh xã hội đúng đắn hơn.

Điều kiện ra đời pháp luật môi trường

Thời điểm trước đây, nước ta chìm trong chiến tranh nên các vấn đề môi trường chưa được đề cập đến, nhưng cho đến khi hòa bình, đất nước mở cửa, phát triển kinh tế, dân số ngày càng tăng kèm với nhu cầu sống của con người ngày càng hiện đại thì con người mới bắt đầu xây dựng, khắc phục và hồi phục môi trường.

Quá trình hợp tác kinh tế dẫn đến nền kinh tế thay đổi chóng mặt, không chỉ đạt được nhiều thành tựu to lớn mà những hệ lụy môi trường cũng nghiêm trọng hơn. Theo đó, hệ thống pháp lý vẫn chưa được quan tâm và thiếu kinh nghiệm quản lý.

Vai trò lớn nhất của luật môi trường là ban hành hàng loạt tiêu chuẩn môi trường như tiêu chuẩn xả thải (nước thải, khí thải), tiêu chuẩn tiếng ồn, độ rung,… Đây là điều kiện quan trọng để cá nhân, tổ chức tiến hành các quá trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên.

Pháp luật môi trường

Pháp luật môi trường có vai trò gì?

  • Theo một số quy định thì công tác BVMT được thực hiện theo đúng nguyên tắc, khoa học, hiệu quả để kịp thời phát hiện, kiểm tra, ngăn chặn hành vi sai lệch, làm tổn hại đến môi trường
  • Dấu mốc đáng nhớ nhất là sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường 2005 (thay thế luật 1993) bằng cách đưa ra nhiều quy định mới giúp hệ thống quản lý môi trường từng bước được ổn định
  • Tăng cường hoạt động kiểm soát môi trường chặt chẽ hơn tại nhiều khu công nghiệp, tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí, quản lý công tác nhập khẩu phế liệu,… đạt được nhiều thành tựu đáng kể
  • Tăng cường thêm biện pháp phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường khi giảm được cơ sở gây ô nhiễm môi trường đến mức thấp nhất và tăng nhận thức BVMT trong doanh nghiệp bằng cách thực hiện thủ tục hồ sơ môi trường ban đầu như lập ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Môi trường rất dễ bị “tổn hại” dù tác động nhỏ nhất cũng thay đổi chất lượng môi trường. Chính vì thế, pháp luật giúp xây dựng toàn diện chiến lược bảo vệ môi trường từ việc xử lý chất thải cho đến quy trình, thủ tục, xác định đối tượng, cơ quan phê duyệt, thẩm định HSMT cho doanh nghiệp.
  • Giúp tăng cường nghiên cứu khoa học phát triển thêm nhiều công nghệ xử lý chất thải, tăng cường áp dụng và chuyển giao nhiều công nghệ xử lý chất thải, ưu tiên những công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Luật môi trường

Luật môi trường bao gồm mạng lưới quy định để giải quyết các tác động của hoạt động con người đối với môi trường tự nhiên. Những luật này được gọi là luật tài nguyên thiên nhiên, môi trường, quản lý tài nguyên và cụ thể là đánh giá tác động môi trường. Các khía cạnh chính trong hoạt động điều chỉnh giảm thiểu tác động đến môi trường phải kể đến như chất lượng không khí, chất lượng nước, quản lý chất thải, làm sạch chất gây ô nhiễm, tính bền vững nguồn tài nguyên,…

Luật môi trường nghe có vẻ là tập hợp các chính sách, thủ tục phức tạp nhưng nếu tìm hiểu chi tiết dù bạn không phải đơn vị tư vấn cũng sẽ nắm rõ hơn. Và vai trò của các công ty tư vấn sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp hạn chế những rủi ro, hạn chế thiệt hại môi trường.

Vì thế, Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật và áp dụng hiệu quả các quy định pháp luật mới nhất. Cần tư vấn thêm dịch vụ lập hồ sơ môi trường thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!