Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Phân biệt quan trắc định kỳ và quan trắc lao động

Mục đích của quan trắc môi trường định kỳ hay quan trắc môi trường lao động đều hướng đến việc phân tích, theo dõi, đánh giá và quản lý tốt các hoạt động sản xuất. Nếu như quan trắc môi trường định kỳ giúp cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường xung quanh thì quan trắc lao động kiểm soát và ngăn chặn những yếu tố nguy hại tác động trực tiếp đến người lao động. Bài viết dưới đây giúp bạn phân biệt 2 loại quan trắc môi trường.

Phân biệt 2 loại quan trắc môi trường
Phân biệt 2 loại quan trắc môi trường

1. Quan trắc môi trường định kỳ (Báo cáo công tác BVMT định kỳ)

Đối với chất thải (nước thải, khí thải) từ các nguồn phát sinh quy mô lớn và có yếu tố tác động nghiêm trọng với môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép đều bắt buộc phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ. Hầu hết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng triển khai hoạt động sẽ thuộc các đối tượng phải lập hồ sơ môi trường ban đầu như báo cáo ĐTM, kế hoạch BVMT, và giấy phép môi trường.

Các căn cứ pháp lý quan trọng quy định chi tiết quan trắc môi trường định kỳ như Luật BVMT 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

 

Làm sao để quan trắc hiệu quả?

Để thuận lợi hơn, chủ nguồn thải dựa vào các thông tin chi tiết trong chương trình giám sát, quan trắc môi trường để xác định tần suất, thời gian, thông số cần quan trắc. Theo đó, hoạt động quan trắc môi trường phải đảm bảo chất lượng, kiểm soát tốt nguồn thải cũng như phải cung cấp chính xác, đáng tin cậy kết quả quan trắc.

Đối với quan trắc nước thải, khí thải sẽ có mức xả thải lưu lượng dựa theo tổng công suất thiết kế của công trình, thiết bị quy định chi tiết trong giấy phép môi trường. Tùy thuộc theo từng loại hình sản xuất, lĩnh vực từng doanh nghiệp mà việc triển khai thực hiện theo từng thông số nhất định.

Danh nghiệp có thể tìm đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và chuyên môn để triển khai kế hoạch quan trắc, tổng hợp, thu thập và tính toán kết quả chính xác nhất. Căn cứ vào đó, doanh nghiệp sẽ lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ theo quy định.

2. Quan trắc môi trường lao động

Quan trắc vệ sinh môi trường lao động được quy định chi tiết trong Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 39/2016/NĐ-CP và Luật An toàn vệ sinh lao động. Các cơ sở sản xuất, nhà xưởng, xí nghiệp hoạt động khó tránh khỏi việc phát sinh nhiều thành phần độc hại, chẳng hạn các lĩnh vực như hóa chất, dược phẩm,… Quá trình quan trắc lao động rất quan trọng vì giúp cơ sở theo dõi, giám sát và đo lường đầy đủ các thông số, yếu tố nguy hại đối với môi trường và người lao động.

 

Dựa theo Khoản 3 Điều 33 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì việc quan trắc lao động phải đáp ứng các quy định sau:

  • Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động
    Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động

    Tiến hành quan trắc theo các tiêu chí như:

+ Yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt)

+ Yếu tố vật lý (ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tia tử ngoại)

+ Yếu tố tâm sinh lý Ec-go-no-my

+ Bụi: bụi hạt, bụi kim loại, bụi bông, bụi than, bụi amiang

+ Yếu tố khác: NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ, thủy ngân, asen,…

  • Đơn vị quan trắc phải bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị
  • Phải vận hành thiết bị lấy, bảo quản mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích điều kiện lao động
  • Phải đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn sinh hóa, tuân thủ việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

Trên đây là một số nội dung về phân biệt 2 loại quan trắc môi trường, nếu như doanh nghiệp của bạn cần quan trắc môi trường định kỳ và quan trắc môi trường lao động thì hãy liên hệ ngay Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!