Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Những bước tiến mới trong dự thảo luật bảo vệ môi trường

Sau hơn 5 năm triển khai hoạt động, Luật bảo vệ môi trường 2014 mang lại nhiều kết quả khả quan góp phần tạo bước tiến mới trong công tác BVMT. Tuy nhiên sau thời gian dài triển khai, Luật cũng đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế, bất cập gây ra không ít những thách thức và khó khăn cho nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng nhu cầu lập hồ sơ môi trường theo quy định, phù hợp với chính sách, thể chế của nhà nước, Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung, sửa đổi nhiều điểm mới trong đó liên quan đến việc làm báo cáo đtm và giấy phép môi trường.

Những bất cập liên quan đến ĐTM và giấy phép môi trường

Về những bất cập liên quan đến ĐTM

Theo quy định hiện hành có quá nhiều dự án phải thực hiện ĐTM, những yêu cầu về thủ tục giữa các đối tượng là như nhau. Điều này lại gây ra nhiều tốn kém cho doanh nghiệp, điển hình nhiều dự án có ít tác động đến môi trường nhưng vẫn phải làm các thủ tục hành chính. Trong khi đó, nhiều dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vẫn được cấp phép và triển khai thực hiện gần khu dân cư. Điều này nâng cao sức chịu tải của môi trường gây ra nhiều vấn đề bức xúc. Và điều hiển nhiên, hàng loạt sự cố xảy ra như bùng phát nhiều điểm nóng về môi trường, suy thoái môi trường trên diện rộng, chông lấp chất thải ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đời sống của người dân.

Những bước tiến mới trong luật bảo vệ môi trường sửa đổi
(Hình: Những bước tiến mới trong luật bảo vệ môi trường sửa đổi)

Vì chưa xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường, chưa cân bằng quá trình phân chia, quy hoạch không gian các khu vực như khu bảo tồn, bảo vệ và khu phục hồi môi trường, sinh thái tại các nơi ưu tiên phát triển kinh tế. Theo nhiều quy định hiện hành thì các thủ tục, chủ trương đầu tư, thẩm định cấp phép xây dựng dự án không liên kết chặt chẽ với quá trình lập báo cáo đtm, cấp giấy xác nhận GPMT khiến nhiều cơ sở, kinh doanh, dịch vụ vẫn chưa có thủ tục môi trường.

Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường 2014 và Luật tài nguyên nước thì chủ dự án phải thực hiện nhiều TTHC cùng nhiều lĩnh vực khác như giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép xả khí thải, giấy chứng nhận đủ điều kiện về BVMT, giấy phép xử lý CTNH, lập sổ đăng ký nguồn chất thải nguy hại,… Đối với các cơ quan quản lý thì việc thực hiện nhiều thủ tục pháp lý, nội dung không thống nhất gây khó khăn trong quá trình kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật BVMT. Có nhiều công trình dù đã phê duyệt báo cáo đtm, xác nhận hoàn thành công trình BVMT, vận hành thử nghiệm nhưng vẫn chưa được cấp giấy phép xả thải.

Về những bất cập về giấy phép môi trường

Đây là khái niệm mới và dự kiến sẽ mang lại nhiều sự thay đổi. Hiện giấy phép môi trường chia thành 2 loại GPMT tổng hợp và GPMT đơn lẻ. Mỗi quốc gia sẽ ứng dụng từng loại giấy phép khác nhau tùy thuộc vào hệ thống pháp luật, quá trình áp dụng phải đảm bảo không chồng chéo. Nhiều quốc gia đang chuyển đổi giấy phép riêng lẻ sang giấy phép tổng hợp, đặc biệt chú trọng đến các dự án có quy mô lớn và nguy cơ gây ô nhiễm cao.

Hiện nay, Việt Nam đang cấp phép 2 phương thức trên. Ở Luật BVMT 2014 có quy định giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT mang tính chất tổng hợp, còn Luật Tài nguyên nước lại quy định giấy phép xả thải mang tính đơn lẻ. Với 2 hình thức này gây ra nhiều mâu thuẫn, khó khăn và phát sinh nhiều thủ tục cho nhiều doanh nghiệp.

Phương pháp giải quyết trong luật bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Dự thảo Luật sửa đổi này hứa hẹn sẽ mang lại môi trường thông thoáng, thuận lợi nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả khi dự án đi vào hoạt động chính thức. Nhiều giải pháp mới định hướng theo hướng:

  • Xác định lõ đối tượng lập ĐTM và GPMT.
  • GPMT đảm bảo quản lý chặt chẽ và đơn giản hóa các TTHC cho doanh nghiệp.
  • Dự án vừa thực hiện ĐTM vừa có GPMT thì phải được cấp trước khi đi vào giai đoạn vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải.
  • Đối với dự án Luật, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải phải có GPMT.
  • Chia GPMT thành 2 loại gồm GPMT và Đăng ký môi trường
  • Nâng cao vai trò của GPMT gồm: là công cụ đảm bảo các điều kiện cần và đủ, là công cụ cho phép cơ quan nhà nước kiểm soát chất thải và là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước về BVMT giám sát, thanh, kiểm tra.
Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất
(Hình: Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất)

Nếu quý doanh nghiệp cần tư vấn các thủ tục hành chính thì vui lòng liên hệ ngay hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý nhanh nhất và chi tiết nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!