Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Những quy định về điều chỉnh giấy phép xả thải

Đối với các đối tượng đăng ký giấy phép xả thải phải tuân thủ đầy đủ những quy định hiện hành trong Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó, với những thay đổi liên quan đến mực nước thải, nguồn tiếp nhận mà chủ giấy phép phải tiến hành điều chỉnh giấy phép xả thải tương ứng với từng trường hợp khác nhau.

Trường hợp nào phải điều chỉnh giấy phép xả thải?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 23 Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật tài nguyên nước, bao gồm:

  • Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải.
  • Nhu cầu xả thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục.
  • Trường hợp xảy ra các tình huống khẩn cấp thì chủ dự án phải hạn chế việc xả thải vào nguồn nước.
  • Do chuyển đổi chức năng nguồn nước.
  • Khai thác gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
  • Lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời hạn 12 tháng liên tục mà không thông báo rõ lý do cho cơ quan cấp phép.
  • Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh GPXT khác với quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều chỉnh giấy phép xả thải
(Hình: Điều chỉnh giấy phép xả thải)

Các trường hợp không được điều chỉnh GPXT

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 23 Nghị định 201/2013/NĐ-CP có quy định chi tiết các đối tượng không được điều chỉnh giấy phép, gồm:

  • Nguồn nước khai thác, sử dụng, nguồn nước tiếp nhận nước thải.
  • Lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã cấp.
  • Lượng nước xả vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã cấp.
  • Thông số, nồng độ chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng quy định trong giấy phép xả thải, trừ trường hợp cơ quan cấp phép yêu cầu điều chỉnh hoặc chủ giấy phép đề nghị áp dụng mức quy chuẩn cao hơn.

Với trường hợp chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh GPXT thì phải lập hồ sơ điều chỉnh theo quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP. Nếu cơ quan cấp phép tự điều chỉnh thì phải thông báo chủ giấy phép biết trước ít nhất 90 ngày.

Các loại hồ sơ cần thiết để điều chỉnh giấy phép xả thải

  • Đơn đề nghị điều chỉnh GPXT vào nguồn nước.
  • Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước theo quy định của nhà nước tại thời điểm xin điều chỉnh nội dung giấy phép hiện có.
  • Báo cáo hiện trạng xả thải vào nguồn và tình hình thực hiện giấy phép xả thải.
  • Đề án xả thải vào nguồn nước trong trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép.
  • Giấy phép xả thải vào nguồn đã được cấp (Bản sao).

Quy trình điều chỉnh giấy phép xả thải

Bước 1: Chủ giấy phép nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước tại bộ phận 1 cửa của Sở TNMT.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị điều chỉnh.

  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở TNMT thông báo đến tổ chức, cá nhân cấp phép hoàn thiện.
  • Trường hợp hồ sơ sau khi bổ sung thêm thông tin nhưng vẫn chưa hợp lệ thì Sở TNMT trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho chủ giấy phép.

Bước 3: Tiến hành tổ chức thẩm định hồ sơ.

Bước 4: Sở TNMT lập báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh.

Nếu hồ sơ đủ điều kiện điều chỉnh thì Sở TNMT dự thảo giấy phép trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện điều chỉnh GPXT thì trả lại tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do không điều chỉnh.

Bước 5: Trên cơ sở thẩm định của Sở TNMT, UBND tỉnh xem xét và quyết định cấp phép.

Bước 6: Sau khi được điều chỉnh thì chủ giấy phép nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật và nhận kết quả tại Bộ phận 1 cửa của Sở TNMT.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có giấy phép, Sở TNMT thông báo tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

Tư vấn hồ sơ môi trường
(Hình: Công ty dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất)

Nếu bạn cần phương án để giải quyết những vướng mắc trong quá trình điều chỉnh hay gia hạn giấy phép xả thải thì hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!