Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Một số lưu ý khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là một trong các loại hồ sơ môi trường không thể thiếu của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp thường tìm đơn vị tư vấn để hoàn tất các thủ tục quan trọng trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về cách đăng ký, các vướng mắc hoặc một số lưu ý quan trọng đối với KH BVMT thì bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.

Đăng ký kế hoạch BVMT đối với dự án nào?

Trường hợp nào lập mới hồ sơ

  • Áp dụng đối với dự án chưa triển khai thực hiện xây dựng dự án.
  • Căn cứ xác định đối tượng quy định trong Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Hoặc đối với dự án đã đi vào hoạt động nhưng chưa đăng ký kế hoạch BVMT nhưng nằm ngoài phụ lục II như trên thì cần xác định vào lượng nước thải tiêu thụ từ 20 đến dưới 500 m3/ngày; khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ hoặc chất thải rắn từ 1 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày.

Trường hợp nào phải lập lại hồ sơ

  • Khi dự án thay đổi địa điểm, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với nội dung kế hoạch BVMT đã xác nhận.
  • Đối với dự án đầu tư xây dựng, chủ dự án không triển khai các hạng mục theo quy định.

Một số lưu ý khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Các khó khăn khi lập kế hoạch BVMT

  • Doanh nghiệp không chuẩn bị đủ thủ tục, hồ sơ pháp lý làm kéo dài thời gian xác nhận của cơ quan nhà nước.
  • Doanh nghiệp không xác định chính xác đối tượng lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường nên thường chậm trễ triển khai và bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan.
  • Doanh nghiệp lúng túng trong việc chuẩn bị hồ sơ, thiếu thông tin, phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ liên tục làm tốn thời gian và chi phí thực hiện.
  • Doanh nghiệp thiếu nhân lực triển khai các loại hồ sơ môi trường nên việc trình nộp lên cơ quan xác nhận kế hoạch BVMT không đúng thủ tục.
  • Doanh nghiệp không xác định rõ KBM của mình thuộc thẩm quyền xác nhận của cơ quan nào nên trường hợp nhầm lẫn giữa các cơ quan thẩm quyền thường xuyên xảy ra.

 Một số lưu ý khi đăng ký, lập kế hoạch BVMT

  • Loại HSMT này chỉ thực hiện trước khi giai đoạn đi vào vận hành chính thức, tức là trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án.
  • Đối tượng thực hiện thường là dự án có quy mô, công suất vừa và nhỏ.
  • Cần tìm hiểu chi tiết Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT và Luật BVMT để tối ưu hóa các quy trình thực hiện thủ tục hồ sơ nhanh chóng, đơn giản và toàn diện nhất.
  • Phải lồng ghép nội dung BVMT vào báo cáo nghiên cứu khả thi trong nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Khi dự án trong thời gian thực hiện, chủ dự án phải cam kết BVMT, đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, tác động xấu, các biện pháp xử lý chất thải.

Cơ quan chuyên môn xác nhận kế hoạch BVMT

  • Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Sở TNMT thì có trách nhiệm đối với dự án nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên, dự án có quy mô lớn với nguy cơ tác động xấu đến môi trường hoặc dự án trên biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý.
  • Đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện xác nhận kế hoạch BVMT của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nằm trên địa bàn (trừ dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh). Đồng thời UBND cấp xã được ủy quyền xác nhận Kế hoạch BVMT đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn 1 xã.
  • Ban quản lý các KCN, KCX, khu kinh tế cũng được ủy quyền xác nhận kế hoạch BVMT đối với dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Trên đây là một số quy định quan trọng liên quan đến việc xác định đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Quý KH nào vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm các loại HSMT khác thì hãy liên hệ ngay với hosomoitruong.com qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!