Dịch vụ làm giấy phép môi trường

3 nguồn nước cần lập báo cáo quan trắc môi trường

Nước ngầm, nước mặt và nước thải là 3 nguồn nước mà các doanh nghiệp cần lập hồ sơ quan trắc môi trường cho các dự án của mình theo đúng quy định của luật BVMT!

Tài nguyên nước ở Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thực trạng ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Vì thế mà cần thường xuyên quan trắc môi trường nước định kỳ nhằm theo dõi, quản lý và kiểm soát tốt các nguồn tác động tiêu cực, giúp BVMT tối ưu.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về quan trắc môi trường nước mặt, nước ngầm và nước thải theo đúng quy định, yêu cầu của pháp luật.

Đối với quan trắc môi trường nước mặt

  • Đánh giá chi tiết tình trạng môi trường để lên kế hoạch quan trắc đầy đủ.
  • Xác định các yếu tố tác động lên nguồn nước để đánh giá hiện trạng và diễn biến có thể xảy ra.
  • Cần lựa chọn đúng vị trí quan trắc để lấy mẫu nước đo đạc và kiểm tra.
  • Cần lựa chọn đúng thiết bị đo hiện đại, chất lượng và đảm bảo cho ra dữ liệu chính xác nhất.
  • Cần lưu ý đến thời gian, tần suất, phương pháp lấy mẫu. Tùy thuộc vào tình trạng nguồn nước mà xác định thời gian và tần suất lấy mẫu khác nhau.
  • Cần sử dụng phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn như mẫu gián đoạn hoặc liên tục.
  • Cần vận chuyển và bảo vệ mẫu trong các bình kín, sạch đảm bảo không bị rò rỉ, nhiễm khuẩn. Đảm bảo mẫu nước để ở nơi khô ráo, sạch sẽ và tránh ánh nắng trực tiếp để không làm sai lệch kết quả quan trắc.
  • Căn cứ vào đối tượng cần quan trắc như sông, hồ, ao, suối,… mà lựa chọn điểm quan trắc phù hợp.

3 nguồn nước cần lập báo cáo quan trắc môi trường

Đối với nước thải

  • Trước khi quan trắc cần biết được thành phần chất thải, chất độc và nguyên nhân gây ô nhiễm để giảm thiểu các tác nhân hiệu quả hơn.
  • Việc quan trắc nước thải khá phức tạp phải được theo dõi tình trạng nguồn nước để đưa ra kết quả chính xác nhất.
  • Phải kiểm tra, đo đạc nồng độ COD bằng thiết bị chuyên dụng cho kết quả chuẩn xác, ít bị sai lệch.
  • Phải đo TSS để đánh giá hiện trạng môi trường thực tế qua đó kiểm soát tốt nguồn thải.
  • Phải đo pH trong nước thải vì nó thể hiện tính axit hoặc tính kiềm. pH còn liên quan đến sự ăn mòn, hòa tan ảnh hưởng lớn đến quy trình xử lý nước thải.
  • Phải đo nồng độ oxy hòa tan trong nước vì chúng tác động lớn đến quá trình tăng trưởng của VSV trong nước thải.
  • Ngoài ra, việc quan trắc còn phải đo BOD, nhiệt độ, độ màu, độ cứng,…
  • Đối với lưu lượng xả thải lớn cần lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, liên tục để giám sát liên tục các thông số như COD, pH, nhiệt độ, TSS và lưu lượng nước thải đầu vào/đầu ra.

Đối với quan trắc môi trường nước ngầm

  • Nước dưới đất thường được khai thác phục vụ cho các mục đích như sinh hoạt và sản xuất nên cần phải quan trắc thường xuyên để theo dõi hiện trạng môi trường thực tế.
  • Việc quan trắc được đo liên tục, phân tích và lấy mẫu phân tích các thành phần sẵn có trong nước.
  • Quan trắc theo thời gian và tần suất giúp các đơn vị theo dõi, kiểm soát nguồn thải ô nhiễm, sử dụng hợp lý và BVMT dưới đất.
  • Cần quan trắc các thông số như mực nước, nhiệt độ, màu, mùi, độ đục, pH, độ dẫn điện, oxy hòa tan, độ kiềm, độ muối,… nhằm theo dõi các thay đổi về tính lý hóa, thành phần vi sinh theo từng không gian và thời gian nhất định.
  • Các yêu cầu về quan trắc gồm vị trí, yếu tố, chế độ quan trắc theo từng công trình, đặc điểm thủy văn, điều kiện vệ sinh môi trường, hiện trạng khai thác nước dưới đất.

Quý Doanh nghiệp cần tư vấn thêm dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường cũng như cách lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ cho doanh nghiệp liên quan đến nguồn tài nguyên nước. Cần tư vấn thêm nhiều giải pháp thì Quý KH hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được cung cấp thông tin miễn phí.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!