Giấy phép xả thải được cấp khi nào? Các doanh nghiệp cần lưu ý đến những vấn đề nào khi lập hồ sơ xin cấp giấy phép? Vai trò của giấy phép này đối với môi trường?
Môi trường khi tiếp nhận nước thải từ các nguồn như sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi hay thủy sản đến một mức độ nào đó sẽ khiến nguồn tiếp nhận bị quá tải và ô nhiễm vì nó chứa thành phần độc hại, khó xử lý. Theo Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2013, chủ nguồn thải phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép xả nước thải. Hồ sơ môi trường sẽ giúp khách hàng tư vấn một số vấn đề thủ tục liên quan đến giấy phép xả thải qua bài viết dưới đây, và một số cập nhật mới theo luật BVMT 2020. Mời bạn cùng theo dõi nội dung qua bài viết dưới đây.
1. Xả thải ô nhiễm từ các nguồn nào?
– Các lĩnh vực công nghiệp thường có đặc thù sử dụng nguồn nước tập trung lớn không chỉ khai thác dẫn đến suy thoái, cạn kiệt nước ngầm/nước mặt mà hoạt động xả thải khối lượng lớn nước thải công nghiệp là vấn đề nghiêm trọng cần có biện pháp xử lý. Đa phần các cơ sở xả thải nhưng chưa xử lý đạt chuẩn mà xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.
– Đối với các hoạt động thủy sản, nông nghiệp tác động xấu đến tài nguyên nước như ô nhiễm từ hóa chất thuốc BVTV, phân bón, thuốc kháng sinh. Còn các hoạt động du lịch, giải trí hay giao thông đường thuỷ cũng xả thải ở mức độ tương đối thấp nhưng cũng đủ khiến chất lượng nguồn tiếp nhận thay đổi rõ rệt.
– Đối với quá trình sinh hoạt của con người, xả thải theo thói quen khiến nhiều nguồn nước mặt không còn khả năng tiếp nhận. Điều này không chỉ làm thay đổi cảnh quan thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của một bộ phận lớn người dân.
Với những vấn đề trên, các cơ sở, tổ chức, kinh doanh, dịch vụ cần có phương án xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Đồng thời, chủ nguồn thải cũng phải làm thủ tục giấy phép xả nước thải ra môi trường.
2. Lợi ích và yêu cầu của giấy phép xả nước thải
– Giấy phép xả thải là quá trình phân tích, đánh giá, những ảnh hưởng của nguồn thải đến môi trường (nguồn tiếp nhận) để phát hiện những sự cố và đề xuất biện pháp, công nghệ xử lý đạt chuẩn đảm bảo nước thải đạt quy chuẩn môi trường.
– Giấy phép xả thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giúp giảm sức ép của nguồn thải đối với nguồn tiếp nhận.
– Cơ quan Nhà nước dễ dàng quản lý chất lượng nước thải đầu ra tại các cơ sở tốt hơn, giám sát toàn bộ quá trình xả thải của doanh nghiệp.
– Đối với nguồn thải có quy mô xả thải từ 10 m3/ngày đêm đều phải lập báo cáo xả thải vào nguồn nước. Bộ TNMT chịu trách nhiệm phê duyệt báo cáo với nguồn thải từ 5.000 m3/ngày đêm trở lên. Còn Sở TNMT chịu trách nhiệm phê duyệt báo cáo với nguồn thải dưới 5.000 m3/ngày đêm.
– Với nguồn thải có quy mô từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên phải có phương án, thiết bị ứng phó với sự cố ô nhiễm nguồn nước và phải thực hiện giám sát hoạt động xả thải định kỳ.
– Đối với chủ nguồn thải phải có phương án XLNT tích hợp trong đề án, báo cáo xả thải và nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong việc vận hành hệ thống XLNT và tiến hành quan trắc nước thải đối với dự án đã có hệ thống xử lý.
3. Doanh nghiệp cần làm gì?
LƯU Ý CẬP NHẬT MỚI: Theo luật BVMT năm 2020 quy định về giấy phép xả thải đã được thay đổi. Hiện nay, sẽ không còn giấy phép xả thải như trước nữa mà sẽ được tích hợp vào một loại gọi là giấy phép môi trường. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà Hợp Nhất sẽ thực hiện các quy trình và công việc để thu thập, đánh giá và tổng hợp các thông tin cần thiết để nộp hồ sơ lên cơ quan Nhà nước phê duyệt sớm nhất.
Nếu như bạn cần tư vấn rõ hơn về luật BVMT 2020 và có những thắc mắc hoặc khó khăn nào liên quan đến hồ sơ môi trường thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!