Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ là bước thay đổi lớn và tác động mạnh mẽ đến việc cải cách thủ tục hành chính khi rút ngắn hàng loạt báo cáo môi trường cho doanh nghiệp. Kể từ năm 2020 thì báo cáo công tác BVMT được thực hiện thay thế cho các báo cáo quan trắc môi trường làm giảm gánh nặng, sức ép thủ tục hồ sơ trong lĩnh vực môi trường.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ

1. Căn cứ lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường

  • Luật Bảo vệ môi trường 2014.
  • Nghị định 40 ban hành năm 2019 có sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật BVMT.
  • Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành luật BVMT của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.
  • Quy định trong xử phạt vi phạm hành chính bảo vệ môi trường của Nghị định 55/2021/NĐ-CP.

2. Vì sao phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Những lý do đơn giản nhất để doanh nghiệp phải lập báo cáo công tác BVMT:

  • Giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về môi trường của Nhà nước.
  • Giúp doanh nghiệp tránh được các khoản phạt hành chính khi cơ quan nhà nước thanh, kiểm tra trực tiếp dự án.
  • Giúp doanh nghiệp xây dựng nhiều biện pháp xử lý môi trường nhằm đối phó với bất kỳ những chuyển biến, thay đổi hoặc những tác động xấu từ những nguồn thải gây ra.
  • Giúp doanh nghiệp xây dựng và nâng cao chất lượng môi trường làm việc tối ưu nhất.

3. Quy định báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ

Các chương trình quan trắc không thể thiếu trong nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm và được quy định theo từng loại chất thải khác nhau.

3.1. Đối với quan trắc nước thải

  • Các doanh nghiệp có phát sinh nước thải với quy mô từ 20 m3/ngày trở lên thuộc đối tượng lập ĐTM (quan trắc 3 tháng/lần) và lập kế hoạch bảo vệ môi trường (quan trắc 6 tháng/lần) cho từng dự án.
  • Các doanh nghiệp có phát sinh nước thải dưới 20 m3/ngày thì miễn quan trắc.
  • Các doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường thì tiến hành quan trắc theo giấy phép xả thải đã được cấp.

báo cáo công tác bảo vệ môi trường

3.2. Đối với quan trắc khí thải

  • Các doanh nghiệp có phát sinh khí thải với quy mô từ 5.000 m3 khí thải/giờ thuộc đối tượng lập ĐTM (quan trắc 3 tháng/lần) và lập kế hoạch bảo vệ môi trường (quan trắc 6 tháng/lần) cho từng dự án.
  • Các doanh nghiệp có phát sinh khí thải dưới 5.000 m3 khí thải/giờ thì miễn quan trắc.

3.3. Đối với quan trắc chất thải rắn

  • Các dự án đã đi vào hoạt động với quy mô, công suất thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM thì quan trắc 3 tháng/lần.
  • Các dự án đã đi vào hoạt động với quy mô, công suất thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì quan trắc 6 tháng/lần.
  • Các dự án đã đi vào hoạt động với quy mô, công suất thuộc đối tượng miễn lập hồ sơ môi trường thì thực hiện quan trắc 1 năm/lần.

4. Không có báo cáo công tác BVMT bị xử phạt ra sao?

Căn cứ theo Khoản 12 của Nghị định 55/2021/NĐ-CP thì:

  • Trường hợp không thực hiện giám sát chất thải hoặc không có báo cáo công tác BVMT đối với dự án thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch BVMT của UBND cấp huyện sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
  • Trường hợp không thực hiện giám sát chất thải hoặc không có báo cáo công tác BVMT đối với dự án thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch BVMT của Sở TNMT hoặc Ban quản lý KCN, khu chế xuất sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng.
  • Trường hợp không thực hiện giám sát chất thải hoặc không có báo cáo công tác BVMT đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của UBND cấp tỉnh sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
  • Trường hợp không thực hiện giám sát chất thải hoặc không báo cáo công tác BVMT đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của Bộ TNMT, các bộ, cơ quan ngang bộ sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Nếu như bạn vẫn đang tìm đơn vị tư vấn có đủ kinh nghiệm, chuyên môn và khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục hồ sơ lập báo cáo công tác BVMT uy tín, chất lượng thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!