Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập ĐTM khu du lịch sinh thái

Để lập báo cáo ĐTM khu du lịch sinh thái thì các doanh nghiệp cần nắm được pháp lý, cơ quan thẩm quyền, hoàn thành nội dung và quy trình thực hiện các thủ tục đăng ký. Dưới đây là một số thông tin về việc lập hồ sơ ĐTM đối với lĩnh vực này.

Lập ĐTM khu du lịch sinh thái

1. Căn cứ pháp lý lập ĐTM khu du lịch

Để xác định hồ sơ môi trường của các dự án nói chung và việc lập ĐTM khu du lịch sinh thái nói riêng, chúng ta cần căn cứ vào các văn bản pháp luật như sau:

  • Luật Đầu tư công 2019;
  • Luật Bảo vệ môi trường 2020;
  • Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Khu du lịch không nằm trong Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Nhưng căn cứ vào các Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Luật đầu tư công 2019, khu du lịch sinh thái thuộc nhóm ngành du lịch và được chia ra thành nhóm A, B, C dự theo mức vốn đầu tư như sau:

  • Nhóm A: Đối với dự án du lịch có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên.
  • Nhóm B: Đối với dự án du lịch có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.
  • Nhóm C: Đối với dự án có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.

Căn cứ vào Điều 30 Luật bảo vệ môi trường 2020, đối tượng thực hiện báo cáo ĐTM bao gồm:

  • Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
  • Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.

Theo đó, căn cứ vào Phụ lục V, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Dự án nhóm C được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải được quy định như sau:

– Nước thải, bụi, khí thải phát sinh phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc được xử lý bằng các công trình thiết bị xử lý nước thải tại chỗ theo quy định của pháp luật và quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương;

– Có phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình vận hành: Tổng khối lượng từ 1.200 kg/ năm trở lên hoặc từ 100 kg/ tháng trở lên.

Như vậy, tùy vào tính chất, quy mô, tổng số vốn đầu tư của dư án khu du lịch sinh thái mà việc lập hồ sơ ĐTM sẽ thuộc thẩm quyền cấp phép khác nhau: Bộ TN&MT hoặc UBND cấp Tỉnh.

Mỗi khu du lịch sinh thái có quy mô khác nhau

2. Vai trò của việc lập ĐTM khu du lịch sinh thái

Nhờ điều kiện địa lý thuận lợi, nước ta không ngừng mở rộng các ngành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nổi bật trong số đó là xu hướng mở các khu du lịch sinh thái.

Nhờ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều cảnh đẹp hoang sơ, đẹp, giàu tài nguyên thiên nhiên đã thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái ngày càng nhiều. Với tiềm năng và thế mạnh khi tạo ra bước phát triển kinh tế – xã hội vượt bậc, nhưng điều quan trọng vẫn là trách nhiệm tham gia BVMT.

Chính vì thế, các dự án bắt buộc phải lập ĐTM khu du lịch. Nhờ báo cáo ĐTM được phê duyệt mà góp phầm làm giảm các tác động nguồn thải ô nhiễm đến môi trường. Vậy khi lập ĐTM thì cần lưu ý gì?

3. Một số vấn đề khi lập ĐTM khu du lịch sinh thái

  • Việc xây dựng các dự án du lịch sinh thái phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế cả nước. Đồng thời việc dự án đi vào hoạt động chính thức cũng giúp nâng cao giá trị ngành du lịch cả nước.
  • Khi dự án hoạt động tốt làm tăng giá trị đất ở từng khu vực phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển nhất định.
  • Đối với dự án hoạt động lâu dài tạo ra nguồn thu nhập ổn định, thu hút nguồn nhân lực chất lượng.
  • Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được thì cũng cần cân nhắc đến các tác động môi trường từ dự án đối với môi trường. Chẳng hạn ô nhiễm không khí, bụi, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh. Những tác động này đều để lại những hậu quả lâu dài và khó xử lý.
  • Từ những tác động trên, chủ đầu tư dự án cần đưa ra các biện pháp xử lý, khống chế ô nhiễm tại chỗ như phương án xử lý nước thải, khí thải, bụi, hệ thống thoát nước mưa, biện pháp an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.

Công tác bảo vệ môi trường

4. Những lưu ý đối với doanh nghiệp

  • ĐTM khu du lịch khá phức tạp, trải qua nhiều quy trình, thủ tục hành chính. Do đó, bạn nên lựa chọn các công ty tư vấn môi trường có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này.
  • Trước khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cần khảo sát, nghiên cứu và đánh giá dự án về các tác động liên quan.
  • Phải đảm bảo thu thập thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời nhằm tổng hợp tất cả dữ liệu trong báo cáo hoàn chỉnh.
  • Các công ty môi trường cần có quy trình thực hiện chặt chẽ, đảm bảo tính pháp lý và tiến độ hoàn thành báo cáo. Vì quá trình viết và chỉnh sửa nội dung khá nhiều, báo cáo nào càng thực hiện xong sớm sẽ được phê duyệt nhanh hơn.
  • Cần tìm hiểu kỹ, chi tiết ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật, công nghệ để xác định chính xác điều kiện nộp hồ sơ cùng các thủ tục hành chính liên quan.

Trước khi lập ĐTM, Quý khách cần tìm hiểu và tham khảo văn bản pháp luật như: Luật Đầu tư công 2019, Luật BVMT 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nắm rõ những quy định này sẽ giúp Quý khách hiểu quy trình thực hiện hồ sơ, tránh lãng phí thời gian.

Nếu Quý khách cần tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty lập hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!