Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Khi nào cần lập báo cáo xả nước thải?

Báo cáo xả nước thải được xem là loại hồ sơ môi trường mà bất kỳ doanh nghiệp nào có hoạt động xả thải vào nguồn tiếp nhận đầu bắt buộc phải thực hiện trong thời gian dự án vận hành. Đây là hồ sơ báo cáo về tình hình, hoạt động xả thải vào nguồn nước của doanh nghiệp theo nội dung giấy phép đã cấp trước đó. 

Báo cáo xả thải
Báo cáo xả thải

1. Báo cáo xả nước thải là gì?

  • Đây là hồ sơ môi trường báo cáo tình hình, hoạt động xả thải vào nguồn nước của doanh nghiệp theo nội dung giấy phép đã cấp trước đó.

  • Nhờ giấy phép này mà cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý, kiểm tra, kiểm soát, quản lý và điều chỉnh nguồn nước đạt chuẩn và đảm bảo chất lượng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Theo Quy định tại Điều 18, Nghị định 45/2022/NĐ-CP nêu rõ về việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Theo đó tùy vào mức độ vi phạm, mà các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ đối mặt với các hình thức xử phạt như phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 300.000đ đến 950.000.000đ và các hình thức xử phạt bổ sung, kèm theo đó là các biện pháp khắc phục hậu quả. 

báo cáo xả nước thải
Báo cáo xả nước thải là hồ sơ môi trường bắt buộc đối với doanh nghiệp

1.1. Quy trình thực hiện báo cáo xả nước thải

  • Tiến hành khảo sát và thu thập thông tin về công trình với những dữ liệu trong việc lập báo cáo
  • Đo đạc, lấy mẫu, xác định vị trí các điểm quan trắc lấy mẫu
  • Phân tích và đánh giá chất lượng nguồn nước tại dự án
  • Bản vẽ mô tả hệ thống công trình xử lý nước thải
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm
  • Đề xuất phương án và biện pháp giảm thiểu mức độ ô nhiễm
  • Lấy mẫu và lập sơ đồ khảo sát
  • Hoàn thành báo cáo xả thải
  • Trình nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

1.2. Nội dung báo cáo tình hình xả thải

  • Tình hình thu gom, xử lý và xả nước thải vào nguồn nước

+ Những thay đổi, cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom, xử lý nước thải

+ Theo dõi tình hình biến động về lưu lượng và chất lượng nguồn nước

+ Kết quả quan trắc chất lượng nước thải.

  • Hiện trạng nguồn nước thải

+ Hiện trạng khai thác và sử dụng nước tại nơi tiếp nhận

+ Mô tả hiện trạng nguồn nước tại khu vực tiếp nhận

  • Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép

+ Tiến hành quan trắc, giám sát lưu lượng và chất lượng nước thải

+ Kết quả thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý đến hoạt động xả thải

+ Báo cáo sự cố, biện pháp và khắc phục về sự cố xử lý nước thải

2. Tần suất lập báo cáo xả thải vào nguồn nước

Theo quy định của Pháp luật, chủ giấy phép xả thải phải lập báo cáo tình hình xả thải vào nguồn nước với tần suất 2 lần/năm (tháng 6 hoặc tháng 12) hoặc 1 lần/năm (phải nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 12 hằng năm).

Trong đó, việc quan trắc chất lượng nguồn nước cũng được thực hiện định kỳ 6 tháng/lần để thu thập và tổng hợp thông tin vào nội dung báo cáo.

3. Nơi tiếp nhận báo cáo tình hình xả thải

  • Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với giấy phép thuộc phạm vi UBND cấp quận/huyện cấp phép.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường đối với giấy phép thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh/thành phố cấp phép.
  • Cục Quản lý tài nguyên nước – Bộ TNMT đối với giấy phép thuộc phạm vi quản lý do Bộ TNMT cấp phép.

4. Giấy phép xả thải theo Luật BVMT mới nhất

Giấy phép xả nước thải cùng với các loại giấy phép môi trường trước kia (giấy phép xả khí thải, giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhân đủ điều kiện trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, giấy phép xử lý chất thải nguy hại) quy định của Luật BVMT năm 2020 đã được tích hợp vào 1 loại giấy phép duy nhất gọi là GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG. 

Giấy phép xả thải theo quy định mới
Giấy phép xả thải theo quy định mới

Doanh nghiệp cần lưu ý: 

Nếu doanh nghiệp chưa có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần thì chỉ cần lập 1 loại giấy phép duy nhất gọi là giấy phép môi trường.

Nếu doanh nghiệp đã có giấy phép môi trường thành phần thì cần kiểm tra lại giấy phép môi trường thành phần còn hạn sử dụng hay không để lựa chọn thời điểm lập giấy phép môi trường theo đúng quy định của pháp luật như sau:

Giấy phép môi trường thành phần (có thời hạn): doanh nghiệp phải lập giấy phép môi trường trước ngày 01.01.2025.

Giấy phép môi trường thành phần (không có thời hạn): doanh nghiệp phải lập giấy phép môi trường trước ngày 01.01.20227.  

(Hình: Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất)

Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên thực hiện các loại hồ sơ môi trường, trong đó có báo cáo xả thải vào nguồn nước. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn biết cách mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho Khách hàng bởi sự chuyên nghiệp và thái độ làm việc nhiệt tình nhất. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ nổi trội và tận tình nhất với thời gian hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng, chi phí cạnh tranh và hiệu quả nhất.

Liên hệ với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!