Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thường thắc mắc không biết phải làm gì khi bị cơ quan nhà nước xử phạt vì thực hiện sai quy định trong công tác BVMT. Một trong số đó là mức phạt dành cho nhiều dự án chưa lập kế hoạch BVMT mà đã đưa dự án đi vào hoạt động hoặc có thực hiện nhưng không tuân thủ đúng các nội dung theo kế hoạch BVMT đã được xác nhận.
Kế hoạch BVMT giai đoạn đầu
Các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải tuân thủ đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường. Đối với các dự án vừa và nhỏ bắt buộc phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi đi vào vận hành chính thức. Đồng thời phải đảm bảo việc quy hoạch xây dựng không làm ô nhiễm môi trường, bố trí hạ tầng kỹ thuật đáp ứng điều kiện trong quản lý chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn) trong từng giai đoạn khác nhau.
Khi lập kế hoạch BVMT sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển dự án theo hướng bền vững và an toàn hơn. Khi đó, chủ đầu tư sẽ phải tiến hành thiết kế các hệ thống xử lý, vận hành các công trình BVMT đảm bảo đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành. Hiện nay, ngoài các biện pháp xử lý chất thải, doanh nghiệp còn phải có phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường với các chương trình quản lý và giám sát phù hợp.
Các cơ sở sản xuất với lưu lượng xả thải từ 30 m3/ngày đêm trở lên ngoài việc phải lắp đặt hệ thống XLNT thì phải có nhật ký vận hành hệ thống XLNT ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu. Còn với những nguồn thải lớn hơn từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên còn phải thực hiện thêm các nội dung quan trọng như lắp đặt trạm quan trắc tự động, có thiết bị khắc phục sự cố môi trường và thường xuyên giám sát nước thải vào hệ thống.
Lập kế hoạch BVMT cho cơ sở sản xuất
Theo đó phần nội dung kế hoạch phải nêu rõ địa điểm thực hiện dự án; loại hình, công nghệ, quy mô của dự án; nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng; dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động đến môi trường; biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tác động xấu và tổ chức thực hiện biện pháp BVMT.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đi vào hoạt động khó tránh khỏi việc phát sinh các loại chất thải. Vì thế, kế hoạch BVMT phải được nêu rõ về việc thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình xử lý chất thải theo đúng quy định. Và để đáp ứng yêu cầu BVMT thì các dự án phải có phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi đi vào vận hành.
Trường hợp dự án có nhu cầu mở rộng quy mô, công suất phải lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó, chủ dự án phải đánh giá tình hình hoạt động cũng như công tác thực hiện các biện pháp BVMT. Đối với dự án cũ phải được đánh giá các nguồn tác động, tổng hợp những phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi mở rộng, nâng công suất mới.
Nếu như Quý Khách hàng cần hỗ trợ thêm về việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí các thắc mắc cũng như giải đáp những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải liên quan đến loại hồ sơ này.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!