Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất giấy

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất giấy được công ty môi trường Hợp Nhất thực hiện cho tất cả khách hàng trên địa bàn TP. HCM cùng các tỉnh trên toàn quốc. Với phương châm hoạt động trung thực – chất lượng – niềm tin, chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng tất cả các khách hành hợp tác cùng Hợp Nhất.

Có thể bạn sẽ thắc mắc lập kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? Ý nghĩa của nó ra sao? Quy trình, thủ tục thực hiện như thế nào? Để hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường hãy liên hệ ngay Hợp Nhất theo Hotline 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí.

Và bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp này nhé!

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất giấy
(Hình: Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho nhà máy sản xuất giấy)

Đối tượng cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất giấy

Căn cứ theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có quy định rõ đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất giấy gồm những đối tượng dưới đây:

  • Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giấy, bao bì cát tông từ bột giấy có công suất dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm

Khi nào doanh nghiệp phải lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường? Trường hợp bắt buộc phải thực hiện gồm:

  • Dự án thay đổi quy mô hoặc công suất sản xuất
  • Dự án thay đổi quy trình công nghệ sản xuất

Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất giấy

  • Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
  • Căn cứ vào Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT có quy định và hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Căn cứ vào Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Ý nghĩa kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Kế hoạch bảo vệ môi trường giúp dự án hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.
  • Là công cụ giúp doanh nghiệp và nhà nước tạo nên mối liên hệ chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh khi khắc phục các sự cố môi trường.
  • Giúp các doanh nghiệp nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường.

Vì sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Khắc phục, giảm thiểu và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường đối với dự án sản xuất giấy gây ra.
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường là biện pháp ngăn chặn quá trình ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp gây ra.
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường giúp các cơ sở sản xuất giấy ý thức được việc bảo vệ môi trường.

Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất giấy

  • Bước 1: Khảo sát, thu thập và đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, thời tiết, khí hậu,… có liên quan đến dự án.
  • Bước 2: Xác định nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn có phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
  • Bước 3: Đánh giá mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
  • Bước 4: Liệt kê và đề xuất các giải pháp tổng thể về các công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
  • Bước 5: Đề xuất biện pháp hạn chế, giảm thiểu và dự phòng sự cố môi trường.
  • Bước 6: Đề xuất phương án xử lý chất thải cùng phương pháp thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
  • Bước 7: Xây dựng hoàn chỉnh các chương trình giám sát môi trường.
  • Bước 8: Soạn thảo hồ sơ, thủ tục, công văn đề nghị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Bước 9: Chờ và nhận quyết định phê duyệt kế hoạch BVMT.
Công ty môi trường
(Hình: Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất)

Cơ quan có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Sở Tài nguyên và môi trường
  • Phòng Tài nguyên và môi trường
  • Ban quản lý các KCN

Ngoài kế hoạch bảo vệ môi trường, dịch vụ hồ sơ môi trường của Hợp Nhất gồm các loại hồ sơ khác như lập đtm, báo cáo hoàn thành ĐTM, giấy phép xả thải, giấy phép khai thác nước ngầm, báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hoặc lập sổ chủ nguồn thải nguy hại.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!