Các thủ tục làm giấy phép xả thải được thực hiện sau thời gian chủ giấy phép chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ để trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Trong đó các thủ tục pháp lý dựa vào những quy định, quy chế của Nhà nước. Quý Doanh nghiệp cần lưu ý giấy phép xả thải chỉ có thời gian nhất định vì thế cần gia hạn giấy phép xả thải trước 90 sau thời gian xả thải kết thúc.
Các căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục làm giấy phép xả thải
- Luật tài nguyên nước 2012.
- Nghị định 201/2013/NĐCP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Các thủ tục làm giấy phép xả thải
Bước 1: Chủ dự án hoặc đại diện đơn vị tư vấn tiến hành thực hiện các thủ tục làm giấy phép xả thải và nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở TNMT.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Đối với hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận viết phiếu biên nhận cho người nộp hồ sơ và chuyển đến bộ phận/người có thẩm quyền giải quyết.
- Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì được hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện.
- Đối với hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để các bên liên quan giải quyết.
Các loại hồ sơ quan trọng cần chuẩn bị trong quy trình cấp giấy phép xả thải:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép xả thải.
- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường gần nhất.
- Quyết định phê duyệt ĐTM hay xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Sổ theo dõi lưu lượng 3 tháng gần nhất.
- Bản vẽ vị trí khu vực xả thải vào nguồn nước với tỷ lệ 1/10.000.
- …
Bước 3: Cơ quan thẩm định hồ sơ
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Sở TNMT có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì thông báo trực tiếp với chủ giấy phép xả thải bổ sung, hoàn thiện nội dung còn thiếu.
- Sau khi bổ sung nhưng hồ sơ vẫn không đáp ứng yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo rõ lý do.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc thì Sở TNMT thẩm định đề án, cần thiết kiểm tra thực tế, lập hội đồng thẩm định. Đối với hồ sơ đủ điều kiện thì trình cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy phép, nếu không đủ điều kiện cấp phép thì trả lại hồ sơ cho chủ dự án và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được giấy phép xả thải vào nguồn nước thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho chủ giấy phép để hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Bước 4: Đại diện chủ giấy phép hoàn thành các khoản lệ phí theo quy định sau khi hoàn tất các thủ tục làm giấy phép xả thải.
Căn cứ theo Điều 20 của Nghị định số 36/2020/NĐ-CP thì hành vi xả nước thải vào nguồn nước nhưng không có giấy phép theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt tối đa là là 250 triệu đồng.
Trong trường hợp doanh nghiệp còn vướng mắc về một số vấn đề liên quan đến quy trình cấp giấy phép xả thải thì hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất. Liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ tư vấn môi trường uy tín – chất lượng của chúng tôi nhé!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!