Hồ sơ xin giấy phép xả thải tại TP Hồ Chí Minh

Theo quy định hiện nay, giấy phép môi trường là hồ sơ thay thế cho giấy phép xả thải. Vậy việc lập hồ sơ xin giấy phép xả thải tại Tp.HCM sẽ theo quy trình thực hiện giấy phép môi trường.

Hồ sơ xin giấy phép xả thải tại TP. HCM

1. Quy định về việc xin giấy phép xả thải (giấy phép môi trường)

Kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành, giấy phép môi trường là loại hồ sơ thay thế cho các loại hồ sơ môi trường trường trước đây (trong đó có giấy phép xả thải).

Cụ thể là tại điểm d, Khoản 2, Điều 42, Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau: 

“Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.”

2. Hồ sơ xin giấy phép xả thải theo quy định mới

Hiện nay doanh nghiệp không lập hồ sơ xin giấy phép xả thải mà thay vào đó là chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép môi trường.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 43, Luật bảo vệ môi trường 2020, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
  • Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

giấy phép xả thải theo quy định mới

3. Giấy phép xả thải theo quy định cũ

Dưới đây là một số thông tin về giấy phép xả thải theo quy định trước đây.

3.1. Căn cứ pháp lý lập hồ sơ xin giấy phép xả thải

  • Căn cứ vào Luật Tài nguyên nước năm 2013.
  • Căn cứ vào Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một điều của Luật Tài nguyên nước.
  • Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy tài nguyên nước.
  • Căn cứ Nghị định số 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có hiệu lực từ ngày 15/12/2013.

3.2. Đối tượng phải lập giấy phép xả thải

Đối tượng cần xin giấy phép xả thải thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

+ Quy mô xả nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm.

+ Nước thải chứa chất độc hại, chất phóng xạ.

+ Không xả nước thải vào hệ thống thu gom tập trung đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, không thỏa thuận hoặc không có hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước với đơn vị chịu trách nhiệm vận hành và xử lý nước thải tập trung.

Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản

+ Cơ sở có quy mô vượt quá 10.000 m3/ngày đêm.

+ Cơ sở nuôi trồng thủy sản không hoạt động trên sông, biển, hồ chứa.

Đối tượng có quy mô xả thải 5 m3/ngày đêm phải xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

  • Dệt nhuộm, may mặc có công đoạn nhuộm và giặt là có công đoạn giặt tẩy
  • Luyện kim hoặc tái chế kim loại, mạ kim loại, sản xuất linh kiện điện tử
  • Xử lý và tái chế chất thải công nghiệp, ngành thuộc da hoặc tái chế da
  • Chế biến khoáng sản bằng hóa chất, lọc hóa dầu, chế biến dầu mỏ
  • Sản xuất giấy và bột giấy, chất tẩy rửa, mây tre đan, chế biến gỗ, hóa chất, phân bón, hóa mỹ phẩm,…
  • Nước thải y tế phát sinh trong quá trình khám và điều trị
  • Phòng thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ

3.3. Thời gian thẩm định giấy phép xả thải

  • Trong thời hạn 30 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đối với hồ sơ xin cấp phép xả thải hợp lệ.
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đối với hồ sơ phải bổ sung.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thông báo và trả kết quả giải quyết hồ sơ đã được cấp phép.

4. Tại sao phải lập hồ sơ xin giấy phép xả thải tại TP Hồ Chí Minh?

Với tiềm năng phát triển như hiện nay, TP Hồ Chí Minh xứng đáng là khu vực có tiềm năng và lợi thế phát triển bậc nhất cả nước toàn diện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, chính trị. Trong đó có 4 nhóm ngành công nghiệp chính như cơ khí; điện tử – công nghệ thông tin; hóa dược – cao su; chế biến tinh lương thực – thực phẩm.

Sự đa dạng trong cơ cấu kinh tế thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế với hàng loạt cơ sở sản xuất, doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Việc này đóng góp to lớn vào tỷ trọng phát GDP của cả nước. Các KCN, CCN, khu chế xuất, nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất hoạt động liên tục và thường xuyên mang lại nhiều sản phẩm vượt trội đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, thành phố cũng đang đứng trước những nguy hiểm to lớn liên quan đến vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường một lượng nước thải không hề nhỏ, chưa kể đến các thành phần độc hại, chất phóng xạ, vi khuẩn, vi rút gây ô nhiễm nguồn nước cục bộ trên diện rộng.

Ô nhiễm nguồn nước

  • Lập hồ sơ xin giấy phép xả thải tại TP Hồ Chí Minh là công cụ quan trọng giúp cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát, quản lý và theo dõi tình hình xả thải đối với một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.
  • Giấy phép xả thải có chức năng giảm sức ép từ các hoạt động kinh tế lên môi trường, trở thành biện pháp và phương án hạn chế những tác động xấu đến môi trường.
  • Giấy phép xả thải giúp cân bằng và thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Ngoài giấy phép xả thải (giấy phép môi trường), công ty môi trường Hợp Nhất còn chuyên lập các loại hồ sơ môi trường khác như:

  • Lập hồ sơ Đăng ký môi trường;
  • Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Lập hồ sơ vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
  • Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
  • Lập hồ sơ phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
  • Lập hồ sơ xin khai thác nước ngầm, nước mặt. 

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần làm giấy phép xả thải, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0938 857 768 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!