Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Làm giấy phép xả thải tại Bình Dương

Theo như thống kê tần suất và mục đích khách hàng tìm kiếm trên cả 2 kênh online và offline thì tỷ lệ khách khách chưa nắm vững được quy trình thực hiện cộng với kiến thức về lập hồ sơ môi trường chưa vững. Trong khi đó, hồ sơ môi trường thường liên quan đến các vấn đề pháp lý và thủ tục dài ngoằn khiến không ít khách hàng tỏ ra lúng túng và gặp không ít khó khăn.

Khi mà nền công nghiệp trỗi dậy một cách mạnh mẽ, các phương thức sản xuất, dây chuyền công nghệ hiện đại ập đến khá bất ngờ khiến môi trường trở nên quá tải và điều gì đến cũng đến, đó chính là ô nhiễm môi trường. Rất nhiều thắc mắc được bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi tổng hợp được đa phần là làm thế nào để làm giấy phép xả thải tại Bình Dương, TP Hồ Chính Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Định, Long An, Vũng Tàu, Tiền Giang, Hậu Giang? Để trả lời câu hỏi trên một cách thấu đáo nhất, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của công ty môi trường Hợp nhất đã tổng hợp nhé!

Dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường - làm giấy phép xả thải
(Hình: Dịch vụ làm giấy phép xả thải tại Bình Dương)

Đối tượng phải làm giấy phép xả thải

Đối với mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động xả thải vào nguồn nước với lưu lượng 10 m3/ngày đêm bắt buộc phải lập giấy phép xả thải vào nguồn tiếp nhận. Các cấp cơ quan phê duyệt sẽ dựa vào tính chất và quy mô mà tiến hành xem xét và thẩm định cũng khác nhau, gồm:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành phê duyệt báo cáo xả thải với cơ sở sản xuất xả thải vào nguồn nước với lưu lượng lớn hơn 5.000 m3/ngày đêm.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành phê duyệt báo cáo xả thải với cơ sở sản xuất xả thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 5.000 m3/ngày đêm.

Nội dung của GPXT

  • Tên, địa chỉ của chủ giấy phép
  • Nguồn nước tiếp nhận nước thải
  • Vị trí nơi xả nước thải
  • Lưu lượng, phương thức xả thải
  • Giới hạn thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải
  • Thời hạn của giấy phép
  • Các yêu cầu cụ thể đối với từng trường hợp xả nước thải do cơ quan cấp phép với mục đích:

+ Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái thủy sinh

+ Bảo đảm mục tiêu chất lượng nước của nguồn nước tiếp nhận

+ Bảo vệ quyền, lợi ích xả nước thải hợp pháp của các cá nhân, tổ chức hiện đang xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải

  • Quyền và nghĩa vụ của chủ giấy phép

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép.
  2. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của nhà nước tại thời điểm xin cấp phép xả thải.
  3. Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải.
  4. Đề án xả nước thải vào nguồn tiếp nhận, kèm theo quy trình vận hành HTXLNT đối với trường hợp chưa có công trình xử lý nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong trường hợp đang xả thải và đã có công trình xử lý nước thải.
  5. Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000.
  6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  7. Bản sao công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nơi đặt công trình xả nước thải. Trường hợp đất nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được UBND xã, phường nơi đặt công trình xác nhận.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai chuẩn

  • Mẫu số 09 – Đơn đề nghị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước ban hành kèm Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 30/05/2014.
  • Mẫu số 35 – Đề án xả thải vào nguồn nước đối với trường hợp chưa có công trình hoặc đã có công trình xả nước thải vào nguồn nước nhưng chưa có hoạt động xả nước thải ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 30/05/2014
  • Mẫu số 36 – Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 30/05/2014.

Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết hồ sơ là 45 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, trong đó:

  • 10 ngày là thời hạn tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét và kiểm tra hồ sơ
  • 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ
  • 20 ngày làm việc là thời hạn bổ sung, hoàn thiện báo cáo
  • 5 ngày là thời hạn mà Sở Tài nguyên và Môi trường trả kết quả giải quyết hồ sơ
Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất)
(Hình: Công ty môi trường Hợp Nhất)

Ngoài những ưu thế về tư vấn hồ sơ môi trường doanh nghiệp, Hợp Nhất chính là địa chỉ quan trọng giúp bạn tự tin và chủ động hơn trong việc dành toàn bộ thời gian trong việc quản lý con đường kinh doanh của mình bằng việc hoàn thiện tất cả các loại hồ sơ môi trường. Hơn hết, dịch vụ tư vấn môi trường của chúng tôi không chỉ dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng mà hơn hết giúp giải quyết triệt để các vấn đề môi trường trong thời gian sớm nhất và kịp thời nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!