Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Hồ sơ môi trường cho nhà máy sản xuất gỗ

Tình trạng ô nhiễm do các nhà máy sản xuất gỗ có chiều hướng gia tăng và xấu đi. Tuy nhiên điểm chung của các xưởng gỗ thường nằm xen lẫn trong các khu dân cư khiến tình trạng ô nhiễm dần trở nên phức tạp hơn. Với thực trạng trên, các cơ sở chế biến gỗ còn lập các loại hồ sơ môi trường cho nhà máy cần thiết vừa xây dựng hướng phát triển bền vững vừa tập trung giải quyết triệt để các vấn đề môi trường xảy ra.

Vì sao xưởng gỗ phải lập hồ sơ môi trường?

Khi xu hướng hiện đại hóa – đô thị hóa không ngừng vận động và phát triển thì nhu cầu sống đầy đủ, tiện nghi của con người ngày càng cao. Khi con người không muốn ăn no, mặc ấm nữa mà lại muốn ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà sang. Khi nhu cầu sống không còn quá đơn giản thì họ lại muốn bắt kịp với các xu hướng hiện đại mang đậm dấu ấn châu Âu pha lẫn các giá trị văn hóa truyền thống.

Chính vì thế, một trong những dịch vụ quan trọng và không thể thiếu đối với con người thời hiện đại đó chính là nội thất gỗ. Với điều kiện phát triển không ngừng này, hàng loạt nhà máy gỗ, thương hiệu với sự đa dạng về mẫu mã, phong phú về sản phẩm góp phần xây dựng nên đời sống văn hóa tinh thần đa sắc mà.

Thế nhưng việc phát triển ồ ạt không có quy hoạch cụ thể là nguyên nhân khiến nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước thải, khí thải và bụi gỗ tác động rất lớn đến môi trường xung quanh, chưa kể sức khỏe của con người.

Do vậy theo quy định của nhà nước, các nhà máy chế biến gỗ bắt buộc phải lập các loại hồ sơ môi trường cần thiết.

Hồ sơ môi trường cho nhà máy sản xuất gỗ
(Hình: Hồ sơ môi trường cho nhà máy sản xuất gỗ)

Hồ sơ môi trường cho nhà máy sản xuất gỗ

Trước khi xây dựng dự án

Lập báo cáo đtm:

  • Đối tượng: dự án chế biến gỗ/dăm gỗ tự nhiên có công suất 5.000 m3 sản phẩm/năm; dự án sản xuất ván ép có công suất 100.000 m2/năm và dự án sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên (Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP).
  • Vai trò: Báo cáo đánh giá tác động môi trường là công cụ quy hoạch phát triển, cung cấp thông tin về tác động môi trường phù hợp với chính sách và hoàn thiện nhiệm vụ BVMT, phát triển bền vững.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường:

  • Đối tượng: dự án chế biến gỗ/dăm gỗ tự nhiên có công suất dưới 5.000 m3 sản phẩm/năm; dự án sản xuất ván ép có công suất dưới 100.000 m2/năm và dự án sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng dưới 10.000 m2 trở lên (Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP).
  • Vai trò của kế hoạch BVMT giúp doanh nghiệp đưa ra phương án chi phí đầu tư xây dựng công trình BVMT, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với BVMT và đánh giá dự báo tác động của dự án đến môi trường xung quanh.

Khi hoàn thành dự án

Vận hành thử nghiệm:

  • Tất cả nhà máy chế biến gỗ đều phải thực hiện công tác vận hành thử nghiệm hệ thống các công trình BVMT.
  • Yêu cầu: điều kiện để dự án vận hành thử nghiệm thì phải hoàn thiện tất cả công trình xử lý chất thải theo báo cáo ĐTM đã phê duyệt. Chỉ vận hành công trình xử lý nước thải, khí thải và không vận hành đối với công trình xử lý chất thải.

Sau khi dự án đưa vào vận hành chính thức

Xin giấy phép xả thải vào nguồn nước:

  • Chỉ xin giấy phép xả thải khi nhà máy sản xuất gỗ hoàn thành hệ thống XLNT với công suất từ 5 m3/ngày đêm trở lên.
  • Chủ dự án cần lưu ý thời hạn giấy phép không quá 10 năm, thời gian xin gia hạn không quá 5 năm. Và tại thời điểm xin gia hạn thì giấy phép cũ vẫn còn hiệu lực ít nhất 3 tháng.

Báo cáo quan trắc môi trường:

  • Tất cả cơ sở có phát sinh chất thải vào môi trường bắt buộc phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ và nộp hồ sơ đến Sở TNMT, Phòng TNMT hay Ban quản lý KCN, KCX, KKT.
  • Theo quy định mới thì tần suất quan trắc chỉ thực hiện 1 lần/năm.

Quý Doanh nghiệp cần lập các loại HSMT quan trọng thì liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tận tình nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!