Hồ sơ báo cáo giám sát môi trường là thủ tục pháp lý quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không được bỏ qua. Với sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan chức năng, mọi cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ và gửi đến cơ quan chức năng xem xét và phê duyệt. Vậy vai trò lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ như thế nào, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý liên quan
- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường 2014
- Căn cứ theo Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Căn cứ theo Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, quản lý số liệu quan trắc môi trường và bộ chỉ thị môi trường.
Vai trò của hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ các cơ sở sản xuất lên chất lượng môi trường.
- Ghi chép đầy đủ lưu lượng, khối lượng, tần suất và đo đạc định kỳ, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm của chất thải phát sinh như nước thải, khí thải, CTR, CTNH, tiếng ồn, độ rung,…
- Thường xuyên đo đạc và lấy mẫu phân tích định kỳ các thông số liên quan đến nguồn tác động đến môi trường như nước mặt, nước ngầm, không khí và đất.
- Theo dõi và đo đạc tình trạng các vấn đề xảy ra như xói mòn, lún đất, xói lở đất, bồi lắng lòng sông, thay đổi mực nước, xâm nhập mặn, phèn hoặc các tác động khác.
Hồ sơ đầy đủ về báo cáo giám sát môi trường
- Giấy đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp/Hợp đồng thuê đất hoặc Quyết định thuê đất.
- Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường.
- Bản photo hoặc file toàn bộ nội dung của Báo cáo ĐTM/Đề án BVMT/Kế hoạch BVMT đã được phê duyệt.
- Kết quả hồ sơ quan trắc môi trường (hồ sơ báo cáo giám sát môi trường) gần nhất
- Giấy phép khai thác nước sử dụng nước (nếu có).
- Giấy phép, biên bản cho phép đấu nối (trường hợp thải vào hệ thống thoát nước thành phố).
- Sổ theo dõi lưu lượng nước thải 3 tháng gần nhất.
- Hợp đồng thu gom chất thảo nguy hại.
- Hợp đồng thu gom chất thải rắn.
- Hóa đơn nước 3 tháng gần nhất.
- Sổ theo dõi lưu lượng nước khai thác 3 tháng gần nhất (nếu có) lên cơ quan môi trường.
- Bản vẽ chi tiết và thuyết minh hệ thống xử lý nước thải và quy trình vận hành.
- Bản vẽ hoàn công HTXLNT bao gồm bản vẽ mặt bằng, mặt cắt chi tiết đối với các bể xử lý.
- Bản vẽ vị trí xả thải.
- Trình nộp các bản vẽ liên quan đến sơ đồ thu gom, thoát nước thải và nước mưa, đường kính thoát nước.
- Sơ đồ nguyên lý cơ bản về hệ thống thoát nước thải, nước mưa.
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể dự án.
- Bản vẽ mặt bằng khu vực thể hiện vị trí hệ thống xử lý nước thải.
- Danh sách trang thiết bị – máy móc chính trong hệ thống thoát nước thải.
- Hóa đơn đóng phí bảo vệ môi trường đầy đủ.
Các loại chương trình báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Dù báo cáo quan trắc môi trường nước hay lập báo cáo quan trắc môi trường không khí đều bắt buộc thực hiện một trong các chương trình dưới đây:
- Chương trình quan trắc môi trường định kỳ thuộc dự án cấp quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông, hồ liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm, môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có đặc thù.
- Chương trình quan trắc môi trường định kỳ thuộc các dự án cấp tỉnh gồm chương trình quan trắc các thành phần môi trường trên địa bàn.
- Chương trình quan trắc môi trường của KCN, KCX, KCNC, CCN, làng nghề và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc chất phát thải và quan trắc các thành phần môi trường đúng theo những quy định cụ thể của pháp luật.
Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu hồ sơ báo cáo giám sát môi trường, hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất để được tư vấn miễn phí và báo giá kịp thời nhé!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!