Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Hệ thống quy định khi lập báo cáo ĐTM

Lập báo cáo ĐTM là điều kiện tất yếu để cơ quan Nhà nước xem xét, đánh giá dự án khi đi vào hoạt động có mức độ tác động đến môi trường như thế nào?

Thế nhưng ĐTM không đơn thuần chỉ là việc dựa vào bản chất của dự án mà nó phụ thuộc vào hệ thống pháp luật, nguồn lực thực hiện, biện pháp cải thiện khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện. Tất cả những yêu cầu này đóng vai trò quan trọng để quá trình hoàn thiện báo cáo ĐTM được triển khai đồng bộ, chính xác và đáng tin cậy hơn.

Hệ thống quy định khi lập báo cáo ĐTM

1. ĐTM và những vấn đề liên quan

  • Để khắc phục những hạn chế hiện có, nhà nước ban hành hàng loạt luật, nghị định, thông tư có tác dụng định hướng giai đoạn, khắc phục những tồn tại hiện có phù hợp với hoàn cảnh thực tế từng dự án.
  • Đối với loại hồ sơ này, các dự án thường được sàng lọc, phân loại theo từng nhóm khác nhau về các tiêu chí như mức độ phát thải, tính nhạy cảm với môi trường, quy mô dự án,…
  • Những yêu cầu quan trọng của ĐTM là phải thực hiện đầy đủ công tác tham vấn cộng đồng, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp từ dự án, lấy ý kiến về những tác động môi trường một cách công khai.
  • Đồng thời, với dự án quy mô lớn còn phải tham vấn nhiều lần vì những vấn đề nhạy cảm với môi trường.
  • Mỗi dự án sẽ trải qua các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng, vận hành thử nghiệm sẽ áp dụng theo từng quy định khác nhau với trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan quản lý môi trường.
  • Dự án thay đổi về phạm vi hoạt động, quy mô, công suất, thời gian với những thay đổi phải sử dụng theo những quy định riêng biệt. Để nâng cao hiệu quả của báo cáo ĐTM đối với dự án cần xây dựng kỹ thuật thực hiện cùng với quy trình kiểm tra, xác nhận công tác BVMT gắn liền với các tiêu chí quan trọng.

2. Một số yêu cầu mới của lập báo cáo ĐTM

Lập ĐTM sẽ được nghiên cứu theo từng thành phần của môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật hoặc công nghệ môi trường để lên phương án thiết kế biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tối đa.

Hiện nay những lĩnh vực công nghiệp lập đánh giá tác động môi trường phải kể đến như nhà máy thủy sản, phân bón, khách sạn, nhà máy sản xuất bao bì, chế biến gỗ, chăn nuôi, dệt nhuộm, nhà máy xi măng hoặc dự án lập báo cáo ĐTM khu dân cư, cầu đường,…

2.1. Vậy có phải lập ĐTM dự án nào cũng giống nhau?

Hoàn toàn không vì tính chất mỗi dự án sẽ khác nhau, không hề giống nhau về lĩnh vực sản xuất, quy mô, sản lượng, công suất cũng như khối lượng nguồn thải phát sinh.

Dựa vào tính đơn giản hoặc phức tạp của mỗi dự án mà thời gian, phương pháp, lập hội đồng tham vấn, hội đồng thẩm định sẽ khác nhau.

Hiện nay, dựa vào những quy định mới, những bổ sung, điều chỉnh giúp báo cáo ĐTM ngày càng chỉnh chu, đầy đủ và dễ thực hiện hơn giúp rút ngắn thời gian cũng như giảm chi phí tốn kém cho nhiều doanh nghiệp.

2.2. Công cụ quản lý môi trường

Khi ĐTM trở thành công cụ quản lý môi trường không còn đơn thuần chỉ là thủ tục hành chính thông thường, ĐTM ngày càng được chứng minh là công cụ khoa học – kỹ thuật mang tính pháp lý để cơ quan nhà nước tiến hành các giai đoạn xem xét, đánh giá và đi đến quyết định có nên đầu tư hay không.

ĐTM cũng được tính toán các vấn đề về ô nhiễm, chất độc hại, đa dạng sinh học, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng, đất đai, sức khỏe xã hội,…

Khi hệ thống pháp luật ngày càng toàn diện tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định sẽ giúp ĐTM được thực hiện khoa học, toàn diện và mang tính thực tiễn hơn.

Nếu Quý Khách hàng cần tư vấn hỗ trợ lập báo cáo ĐTM thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!