Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường bao gồm những gì?

Là văn bản pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, nội dung giấy phép môi trường kèm theo những yêu cầu, điều kiện về BVMT buộc doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định. Đây là công cụ để cơ quan Nhà nước quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động BVMT của các dự án. Vậy giấy phép môi trường bao gồm những gì?

Giấy phép môi trường bao gồm những gì?
Giấy phép môi trường bao gồm những gì? (Ảnh minh họa)

1. Giấy phép môi trường bao gồm những gì?

Theo Luật bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022), các loại thủ tục hồ sơ dưới đây được tích hợp lại thành giấy phép môi trường:

  • Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT;
  • Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; công trình thủy lợi.
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT đối với dự án, cơ sở nhập phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất.
  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
  • Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải gây nguy hại;
  • Giấy phép xả khí thải.

2. Đối tượng nào phải có GPMT?

Dưới đây là 3 nhóm đối tượng cần phải có giấy phép môi trường:

  • Dự án đầu tư nhóm I bao gồm các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở múc độ cao.
  • Dự án đầu tư nhóm II là những dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
  • Dự án đầu tư nhóm III bao gồm các dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

3. Nội dung giấy phép môi trường

3.1. Thông tin chung

Thông tin về dự án đầu tư; cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh; dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp GPMT; yêu cầu về BVMT; nội dung khác (nếu có).

3.2. Nội dung cấp GPMT

  • Nguồn phát sinh nước thải, lưu lượng xả nước thải tối đa, chất gây ô nhiễm và giá trị giới hạn của chất gây ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.
  • Nguồn phát sinh khí thải, lương lượng xả khí thải tối đa, dòng khí thải, các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, vị trí, phương thức xả khí thải
  • Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
  • Công trình, hệ thống xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
  • Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất.

3.3. Yêu cầu về BVMT

Có công trình, biện pháp thu gom, XLNT, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu; nếu xả thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về BVMT đối với nguồn nước công trình thủy lợi.

Với những thông tin trên, hy vọng bài viết đã giải đáp được phần nào thắc mắc giấy phép môi trường bao gồm những gì của quý doanh nghiệp. Nếu còn gặp khó khăn trong các vấn đề về thủ tục, hồ sơ môi trường, quý doanh nghiệp hãy liên hệ với 1 đơn vị có chuyên môn trong lĩnh vực này được hỗ trợ sớm nhất.

4. Dịch vụ lập hồ sơ xin giấy phép môi trường uy tín

Suốt quá trình phát triển, công ty dịch vụ làm hồ sơ môi trường Hợp Nhất đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp, giải quyết các khó khăn trong việc lập hồ sơ môi trường, xin GPMT. Với kiến thức chuyên sâu trong ngành môi trường, Hợp Nhất tư vấn, hỗ trợ lập hồ sơ, thay mặt doanh nghiệp làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền về thủ tục pháp lý, nhằm đảm bảo hỗ trợ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Mọi vướng mắc của quý doanh nghiệp sẽ được các chuyên gia của Hợp Nhất giải đáp cặn kẽ qua Hotline: 0938 857 768

Giải thích chữ viết tắt:

  • BVMT: Bảo vệ môi trường;
  • GPMT: Giấy phép môi trường
  • XLNT: Xử lý nước thải

Nguồn: tổng hợp

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!