HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Dự án đã hoạt động cần lập hồ sơ môi trường nào?

So với Luật cũ, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hồ sơ như báo cáo quan trắc định kỳ, sổ chủ nguồn thải, giấy phép xả thải, báo cáo công tác BVMT,… nên thủ tục hành chính khá rườm rà, mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, theo quy định luật môi trường mới nên doanh nghiệp đã tiết giảm được nhiều HSMT, tiết kiệm thời gian và chi phí tối ưu. Vậy kể từ 2022 thì dự án đã hoạt động cần lập hồ sơ môi trường nào? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung dưới đây.

Dự án đã hoạt động cần lập hồ sơ môi trường nào?
Dự án đã hoạt động cần lập hồ sơ môi trường nào?

1. Hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Đây là hồ sơ quan trọng mà doanh nghiệp phải thực hiện định kỳ hằng năm sau khi dự án đi vào hoạt động chính thức. Theo đó, cơ sở, doanh nghiệp phải quan trắc môi trường định kỳ tổng hợp thông tin, số liệu làm căn cứ lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm.

1.1. Căn cứ pháp lý

  • Luật BVMT 2020
  • Nghị định 08/2022/NĐ-CP
  • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

Biểu mẫu, nội dung báo cáo công tác BVMT:

  • Nội dung báo cáo của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có GPMT theo quy định tại mẫu số 05A Phụ lục VI của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
  • Nội dung báo cáo của chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường thì thực hiện theo mẫu 05B Phụ lục VI của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

Các dự án thuộc đối tượng miễn đăng ký môi trường theo Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì không cần phải thực hiện báo cáo công tác BVMT. Kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 và nộp trước ngày 05/01 của năm tiếp theo.

Hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp
Hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp – Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

1.2. Cơ quan tiếp nhận báo cáo

  • Cơ quan cấp GPMT/đăng ký môi trường
  • Sở TMT
  • UBND cấp huyện
  • Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp
  • Báo cáo công tác BVMT tích hợp đồng thời với nhiều báo cáo khác như báo cáo quan trắc môi trường, báo cáo quản lý chất thải nguy hại, báo cáo quản lý CTR sinh hoạt/công nghiệp. Trường hợp nếu doanh nghiệp không thực hiện báo cáo theo đúng quy định sẽ áp dụng mức phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

2. Hồ sơ báo cáo quan trắc MTLĐ hằng năm

2.1. Căn cứ pháp luật thực hiện

  • Dựa vào Luật an toàn vệ sinh lao động ban hành năm 2015
  • Nghị định 44/2016/NĐ-CP
  • Thông tư 19/2016/TT-BYT
Lập báo cáo quan trắc môi trường lao động
Lập báo cáo quan trắc môi trường lao động

Đối tượng lập báo cáo quan trắc môi trường lao động bao gồm:

  • Nhà máy sản xuất (môi trường tiếp xúc chứa nhiều chất độc hại, tiếng ồn, Ecgonomi, hóa chất,…) như nhà máy cơ khí, sản xuất gỗ, xi măng, dệt nhuộm, sơn, in ấn, lò hơi, lò đốt,…
  • Bệnh viện (tiếp xúc với nhiều nguy cơ tiềm ẩn như HIV/AIDS, H5N1,…)

2.2. Các vấn đề khi thực hiện hồ sơ quan trắc lao động

  • Vai trò: thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu đo lường các yếu tố môi trường lao động.
  • Chỉ tiêu quan trắc: chỉ tiêu vật lý, vi khí hậu, yếu tố vi sinh vật, bụi, chất hóa học (NOx, SOx, CO, CO2,…),…
  • Tần suất: quan trắc 1 lần/năm.
  • Mẫu báo cáo: Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Tần suất thực hiện báo cáo quan trắc môi trường lao động
Tần suất thực hiện báo cáo quan trắc môi trường lao động

Bên cạnh việc tuân thủ quy định pháp luật, báo cáo quan trắc lao động giúp chủ dự án, cơ sở quản lý tốt môi trường làm việc an toàn cho sức khỏe người lao động, ngăn chặn yếu tố độc hại, cải thiện môi trường làm việc và xây dựng môi trường làm việc trong lành, thân thiện hơn.

Trên đây là 2 loại HSMT quan trọng mà cơ sở, doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động chính thức phải tiến hành thực hiện theo những quy định, luật định như trên. Trong khi đó, cơ sở, doanh nghiệp chưa có khả năng tự tiến hành các thủ tục hồ sơ nên việc tìm kiếm đơn vị tư vấn dịch vụ môi trường có kinh nghiệm, chuyên môn cao là cần thiết.

Hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ và tư vấn dịch vụ với thông tin chi tiết hơn.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!