HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Lập báo cáo ĐTM nhà máy thủy điện

Lập báo cáo ĐTM nhà máy thủy điện cần được thực hiện đầy đủ ngay từ giai đoạn xây dựng dự án nhằm hạn chế và giảm thiểu các tác động của nhà máy đến môi trường.

Lập báo cáo ĐTM nhà máy thủy điện

1. Thực trạng hiện tại của các dự án thủy điện

Với nhu cầu sử dụng điện năng trung bình hơn 10%/năm cộng với tình hình phát triển kinh tế – xã hội, nhà nước đã và đang triển khai xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn và nhỏ. Nhà máy thủy điện hoạt động dựa trên công suất và tác động trực tiếp từ nguồn nước nhằm tạo ra nguồn năng lượng lớn, đó chính là điện năng mà con người đang sử dụng.

Được biết, các hồ chứa thủy điện phát tán một hàm lượng lớn khí metan, lượng oxy thấp là môi trường lý tưởng để tảo và vi khuẩn sống trôi nổi dưới đáy. Vì thế các dự án xây dựng nhà máy thủy điện cần phải tính toán đến các yếu tố xử lý nước thải, xử lý khí thải đối với dự án nhằm tạo ra hiệu quả xử lý cao hơn.

2. Đối tượng lập báo cáo ĐTM nhà máy thủy điện

Căn cứ theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP, lập đánh giá tác động môi trường cho nhà máy thủy điện áp dụng với đối tượng có dung tích hồ chứa từ 100.000 m3 nước trở lên hoặc công suất từ 10 MW trở lên.

Hiện nay, theo quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án khai thác khoáng sản; dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc dự án quy định tại điểm d và điểm e khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

……

“d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn”.

Lập ĐTM nhà máy thủy điện

Lập ĐTM nhà máy thủy điện

Nhà máy thủy điện phải lập lại đánh giá tác động mới trong trường hợp nào?

Theo Khoản 2, Điều 27, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá ĐTM khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM theo quy đinh tại Điểm a, Khoản 4, Điều 37, Luật BVMT 2020 như sau: 

“Tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư;

…..

Thay đổi địa điểm thực hiện dự án

Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận làm gia tăng ô nhiễm, sạt lở, sụt lún”.

3. Căn cứ pháp lý lập ĐTM nhà máy thủy điện

  • Căn cứ vào Luật Tài nguyên nước 2023.
  • Căn cứ vào Luật BVMT 2020;
  • Căn cứ theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường 2020.

3.1. Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo Điều 34, Luật BVMT 2020, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM bao gồm: 

  • Văn bản đề nghị thẩm phê duyệt ĐTM nhà máy thủy điện.
  • Báo cáo ĐTM
  • Báo cáo nghiên cứu kha rthi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. 

Hồ sơ cần chuẩn bị để lập báo cáo ĐTM

3.2. Nơi tiếp nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo Điều 35, Luật BVMT 2020, thẩm quyền thẩm định báo ĐTM bao gồm:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
  • UBND cấp Tỉnh

4. Các bước tiến hành lập ĐTM nhà máy thủy điện tại Hợp Nhất

Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Dưới đây là quy trình thực hiện báo cáo ĐTM do công ty Môi trường Hợp Nhất thực hiện. 

  • Tiếp nhận nhu cầu và tổng hợp thông tin từ khách hàng.
  • Khảo sát các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội liên quan đến dự án.
  • Tiến hành lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • Tổ chức tham vấn ý kiến của UBND xã và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động của dự án.
  • Chuyên viên viết ĐTM dựa trên những thông tin đã tổng hợp để viết nội dung ĐTM dự án thủy điện.
  • Gởi ĐTM đã viết cho khách hàng tham khảo.
  • Trình nộp ĐTM lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Lập hội đồng tham vấn và bảo vệ trước hội đồng, lấy ý kiến bổ sung góp ý.
  • Chỉnh sửa kịp thời ĐTM trước đó.
  • Chờ và nhận ĐTM đã được xem xét và phê duyệt.
Dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường

Trên đây là một số thông tin về việc lập ĐTM nhà máy thủy điện, công ty môi trường Hợp Nhất chuyên lập các loại hồ sơ môi trường với dịch vụ trọn gói í và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý, hoàn thành đúng thời gian quy định. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề lập đánh giá tác động môi trường hoặc bất kỳ hồ sơ nào thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0938 857 768 để được tư vấn và báo giá kịp thời nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!