Mục đích của việc lập ĐTM khu công nghiệp là để đánh giá một cách đầy đủ nguồn phát sinh ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, đồng thời đưa ra các biện pháp, phương án để hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, góp phần vào việc phát triển kinh tế bền vững.
1. Tại sao phải lập ĐTM khu công nghiệp?
Dự án xây dựng KCN thuộc loại hình hạ tầng cụm công nghiệp.nhằm thu hút các ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Và đánh giá tác động môi trường nhằm theo dõi quá trình hoạt động của dự án từ khi bắt đầu cho đến khi đi vào ổn định liệu có xảy ra vấn đề gì đối với môi trường hay không. Việc thành lập loại hồ sơ này không chỉ quyết định đến yếu tố hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà hơn hết còn theo dõi, phát hiện và đề xuất phương án xử lý kịp thời khi có bất kỳ sự cố môi trường nào xảy ra.
Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình hoạt động hiện hữu và thu hút đầu tư sau này của Dự án Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu để hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, không gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào phát tri n bền vững của xã hội.
2. Một số thông tin khác về việc lập hồ sơ ĐTM
Một số thông tin khác về việc lập hồ sơ ĐTM như sau:
2.1. Thành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường định kỳ
- Chủ dự án hoặc đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện dự án sẽ tiến hành khảo sát và đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường.
- Thành lập hội đồng tham vấn có sự tham gia trực tiếp của UBND xã hoặc cộng đồng dân cư chịu tác động từ dự án để lấy ý kiến. Việc lấy ý kiến này mang đến tính chuẩn xác và khách quan quyết định đến việc dự án có được thông qua hay không.
- Trong đó chủ dự án và UBND xã đứng ra làm chủ trì cuộc họp và lấy từng ý kiến từ dân cư đến cơ quan địa phương về tính chất, quy mô và xem xét những ảnh hưởng thực tế từ dự án ở hiện tại và tương lai. Trong thời hạn 15 ngày nếu không có bất kỳ văn bản nào phản hồi thì đồng nghĩa với việc dự án đã được thông qua.
- Tiến hành lấy mẫu nước thải, khí thải, mẫu đất và đem đi xét nghiệm ở phòng thí nghiệm để làm số liệu quan trắc chi tiết đưa vào báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đây là căn cứ để đánh giá mức độ nguy hại mà chất thải bất nguồn từ dự án có tác động lên môi trường.
- Sau khi xác định được nguồn thải ô nhiễm từ dự án, chủ dự án sẽ đề xuất phương án chiến lược phù hợp nhằm hạn chế rủi ro cũng như khắc phục kịp thời những hậu quả dự án gây ra trong suốt quá trình hoạt động.
2.2. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Sau công việc chuẩn bị hồ sơ đánh giá tác động môi trường, chủ dự án gởi đơn đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền xem xét và trình duyệt.
- Trong thời gian này, cơ quan chức năng sẽ có buổi quan trắc thực tế xung quanh khu vực dự án và căn cứ vào đó để đánh giá các nội dung được chủ dự án báo cáo trong hồ sơ đã trình lên trước đó.
- Hôi đồng thẩm định sẽ đưa ra những ý kiến, nhận xét và đánh giá nội dung hồ sơ có phù hợp với hiện trạng dự án hay không. Với trường hợp hội đồng thẩm định có những sửa đổi, bổ sung thì bắt buộc chủ doanh nghiệp thêm hoặc sửa đổi một số thông tin mà hội đồng đề nghị trong thời gian hạn định được giao.
- Trong thời hạn 20 kể từ ngày nhận hồ sơ đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của hội đồng thẩm định thì người đứng đầu cơ quan thẩm định phải có trách nhiệm phê duyệt Đánh giá tác động môi trường và trong trường hợp không được phê duyệt thì cơ quan phải có văn bản gởi đến chủ dự án biết và có nêu rõ lý do.
2.3. Cơ quan thẩm định ĐTM
Theo Điều 35, Luật BVMT 2020, thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
- Bộ tài nguyên và môi trường
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
- UBND tỉnh
2.4. Một số lưu ý khi lập ĐTM khu công nghiệp
- Chủ dự án phải cam kết tất cả thông tin trong hồ sơ bao gồm thông số, chỉ số và số liệu quan trắc phải đảm bảo trung thực, chính xác. Và nội dung trong đánh giá tác động môi trường đó phải được chủ dự án chịu trách nhiệm hoàn toàn.
- Với trường hợp chủ dự án thuê đơn vị khác thực hiện thì đơn vị đó cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với tất cả nội dung đã trình nộp lên cơ quan chức năng.
- Đối với những ý kiến có liên quan đến UBND xã, cộng đồng dân cư hoặc cơ quan tại nơi thực hiện dự án phải mang tính khách quan; nếu có bất kỳ sai sót nào thì chủ dự án phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
3. Dịch vụ lập hồ sơ ĐTM trọn gói uy tín
Công ty môi trường Hợp Nhất là một trong những đơn vị chuyên tư vấn, thực hiện các loại hồ sơ môi trường có nhiều năm kinh nghiệm. Trong suốt quá trình hoạt động, chúng tôi đã tư vấn, thực hiện hồ sơ môi trường cho nhiều doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục về môi trường và tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài tư vấn, thực hiện hồ sơ ĐTM, Hợp Nhất còn thực hiện các hồ sơ môi trường khác như:
- Hồ sơ Đăng ký môi trường;
- Hồ sơ Giấy phép môi trường;
- Hồ sơ Vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường;
- Hồ sơ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ;
- Hồ sơ Cấp phép thác nước ngầm, nước mặt.
Bên cạnh đó, Hợp Nhất cũng chuyên tư vấn, thiết kế, thi công các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nước cấp với công suất đa dạng. Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!