Trong quá trình xây dựng không thể tránh khỏi dự án sẽ gây tác động đến môi trường; vì vậy, chủ đầu tư cần lập ĐTM dự án xây dựng cầu đường phù hợp nhằm hạn chế và ngăn chặn kịp thời các tác động xấu mà dự án phát sinh. Cũng giống như dự án đường giao thông, dự án xây dựng cầu đường cũng quan trọng không kém đối với nước ta. Nền kinh tế, chính trị và xã hội ở Việt Nam đang có chiều hướng phát triển thì vấn đề di chuyển và đi lại của người dân thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập và phát triển toàn diện.
1. Đối tượng phải lập ĐTM dự án xây dựng cầu đường
Đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng cầu đường có quy định rõ trong Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định dự án đầu tư xây dựng cầu đường bộ, cầu đường sắt có tổng chiều dài từ 500m trở lên.
Lập ĐTM dự án xây dựng cầu đường phải đảm bảo các yếu tố nào?
- Xác định được các nguồn thải: Nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung xung quanh khu vực dự án.
- Xác định công trình bảo vệ môi trường: Hệ thống thu gom và xử lý nước thải; cách sử dụng phương tiện, thiết bị thu gom và lưu trữ chất thải rắn, các thiết bị xử lý khí thải; các biện pháp chống tiếng ồn; đề xuất phương án phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường.
- Xác định các tác động đến môi trường và kinh tế – xã hội: Dự báo xem dự án có làm biến đổi môi trường hay không? Sự cố môi trường nào sẽ xảy ra,…
Quy trình thực hiện ĐTM dự án xây dựng cầu đường
- Tìm hiểu chi tiết về dự án với các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, khí tượng thủy văn,… để tiến hành thu thập, tổng hợp những thông tin liên quan đến dự án cầu đường.
- Thu thập và phân tích các mẫu nguồn ô nhiễm, đất, nước, không khí và đem đi thí nghiệm tại phòng thí nghiệm.
- Đánh giá, xác định nguồn gây ô nhiễm từ các dự án sản xuất, tiến hành phân loại chất thải trước và sau khi dự án kết thúc.
- Thực hiện quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm xác định.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến nguồn tài nguyên, môi trường, kinh tế – xã hội,… xung quanh dự án cầu đường.
- Đề xuất giải pháp, phương án hạn chế mức độ ô nhiễm.
- Đề xuất biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
- Tiến hành tham vấn ý kiến của UBND cấp xã và cộng đồng dân cư quanh khu vực dự án có tác động.
- Chuẩn bị hồ sơ và trình nộp lên cơ quan chức năng.
- Chờ và nhận phê duyệt đánh giá tác động môi trường.
Các công việc cần triển khai trước khi lập ĐTM cho dự án xây dựng cầu đường
- Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường
- Giải quyết kịp thời các sự cố môi trường, chủ đầu tư cần phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý và khắc phụ kịp thời các vấn đề phát sinh. Đồng thời yêu cầu nhà thầu phải đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trước khi tiếp tục thi công
- Đình chỉ thi công đối với dự án vi phạm các quy định BVMT trong thi công, phát sinh chất thải ô nhiễm xung quanh khu vực dự án
- Nhà thầu cần có trách nhiệm với các đơn vị quản lý môi trường thực hiện các biện pháp BVMT theo nội dung đã ghi trong ĐTM
- Dừng thi công khi phát hiện nguy cơ gây ô nhiễm, các sự cố. Phải có biện pháp đảm bảo không phát tán nước thải, tiếng ồn, bụi, độ rung không vượt quá quy định cho phép
- Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phải được rửa sạch khi di chuyển ra vào dự án nhằm đảm bảo thẩm mỹ cũng như không gây bụi và tiếng ồn đối với môi trường xung quanh
- Dự án phải xây dựng hệ thống thoát nước thi công đấu nối với các hệ thống khác phải được đảm bảo đạt tiêu chẩn, tránh gây ngập úng. Trước đó nguồn nước thải phải được xử lý sơ bộ như lắng cặn bẩn trước khi thải ra môi trường.
Nếu có bất kỳ nào về thắc mắc hồ sơ môi trường, hãy vui lòng liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất để được tư vấn miễn phí và báo giá kịp thời nhé!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!