Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất thủy tinh

Công ty môi trường Hợp Nhất với đội ngũ chuyên viên, kỹ sư công trình có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường. Trong đó, dịch vụ nổi bật của chúng tôi chuyên thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất thủy tinh trên toàn quốc (khu vực TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Tiền Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Bình Định,…)

Nếu bạn còn thắc mắc vì sao doanh nghiệp phải bỏ ra một mức phí khá lớn để thực hiện loại hồ sơ môi trường này. Cùng theo dõi những thông tin liên quan đến loại hồ sơ này nhé!

Đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất thủy tinh

Căn cứ vào Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có quy định đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất thủy tinh gồm dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thủy tinh, gốm sứ có công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm đến dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm hoặc từ 1.000 sản phẩm/năm đến dưới 10.000 sản phẩm/năm.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất thủy tinh
(Hình: Lập kế hoạch BVMT dự án sản xuất thủy tinh)

Các căn cứ pháp lý để lập

Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

Căn cứ vào Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT có quy định và hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

Căn cứ vào Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Vai trò của kế hoạch bảo vệ môi trường dự án sản xuất thủy tinh

  • Kế hoạch bảo vệ môi trường giúp phân tích, đánh giá và dự báo ảnh hưởng của dự án sẽ tác động đến môi trường.
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường giúp doanh nghiệp xác định phương án phát triển kinh tế cho doanh nghiệp.
  • Kế hoạch BVMT giúp doanh nghiệp chủ động ngăn chặn và theo dõi diễn biến môi trường từ dự án.
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường giúp thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Bước 1: Khảo sát, thu thập và đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, thời tiết, khí hậu,… có liên quan đến dự án.

Bước 2: Xác định nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn có phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

Bước 3: Đánh giá mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

Bước 4: Liệt kê và đề xuất các giải pháp tổng thể về các công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

Bước 5: Đề xuất biện pháp hạn chế, giảm thiểu và dự phòng sự cố môi trường.

Bước 6: Đề xuất phương án xử lý chất thải cùng phương pháp thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

Bước 7: Xây dựng hoàn chỉnh các chương trình giám sát môi trường.

Bước 8: Soạn thảo hồ sơ, thủ tục, công văn đề nghị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bước 9: Chờ và nhận quyết định phê duyệt kế hoạch BVMT

Công ty môi trường
(Hình: Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất)

Trách nhiệm của cơ quan thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường

  • UBND cấp tỉnh đối với dự án thuộc địa bàn 2 tỉnh trở lên, có phát sinh chất thải và dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường trên địa bàn tỉnh.
  • UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét đối với kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án, phương án sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ nằm trên địa bàn tỉnh.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường với kế hoạch bảo vệ môi trường cấp sở.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường với kế hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường.
  • Ban quản lý KCN, khu kinh tế.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về lập hồ sơ môi trường doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!