Bên cạnh việc thiết kế và thi công hệ thống công nghệ xử lý nước thải y tế thì việc lập đtm bệnh viện cũng quan trọng không kém và không thể thiếu trong việc xin giấy phép xây dựng dự án. Bởi lẽ, bệnh viện dù hoạt động ở bất kỳ hình thức nào cũng có những tác động đến môi trường như rác thải y tế, nước thải, khí thải, chất thải nguy hại.
1. Căn cứ pháp lý lập đtm bệnh viện
- Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường 2020
- Căn cứ vào Thông tư 02/20122/TT-BTNMT
- Căn cứ theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP
- Căn cứ theo Luật Đầu tư công 2019
Lợi ích của việc lập đtm bệnh viện
- Giúp giảm tải bệnh viện, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu khám và điều trị bệnh của người dân.
- Giúp ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, nhất là rác thải bệnh viện.
- Giúp đánh giá tác động xung quanh có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bệnh viện.
- Giúp ràng buộc trách nhiệm của bệnh viện đối với vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh.
2. Hồ sơ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện
Theo Khoản 1, Điều 34, Luật BVMT 2020, hồ sơ đề nghi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu của dự án đầu tư.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cần chuẩn bị thêm các hồ sơ có liên quan khác như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy phép kinh doanh
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể
- Bản vẽ vị trí thoát nước mưa
- Bản vẽ vị trí khu đất
- Bản vẽ trình kinh tế kỹ thuật
Thời gian thực hiện báo cáo đtm bệnh viện
Theo quy định tại Điều 31, Luật BVMT 2020, đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liêu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
Hình thức xử phạt khi không thực hiện đtm bệnh viện
Căn cứ theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có ghi rõ hình thức xử phạt đối với các trường hợp không thực hiện báo cáo đtm bệnh viện như sau
- Theo điểm d Khoản 4 Điều 11, ĐTM thuộc thẩm quyền của Sở tài nguyên môi trường phê duyệt nếu không lập đtm sẽ bị phạt từ 150 – 200 triệu đồng
- Theo điểm d Khoản 5 Điều 11, ĐTM thuộc thẩm quyền của Bộ tài nguyên môi trường phê duyệt nếu không lập đtm sẽ bị phạt từ 200 – 250 triệu đồng
Thẩm quyền thẩm định báo cáo đtm bệnh viện
Theo quy định tại Điều 35, Luât BVMT 2020, cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- UBND cấp Tỉnh.
Đơn vị chuyên lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trong hơn 10 năm hoạt động, công ty môi trường Hợp Nhất đã hoàn thành hàng trăm báo cáo đtm cho nhiều dự án về công nghiệp, KCN, nhà máy, cơ sở sản xuất, bệnh viện, cơ sở chăn nuôi,… Đặc biệt, Hợp Nhất còn chủ động lấy mẫu và phân tích mẫu bằng hệ thống trang thiết bị – máy móc, hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại đáp ứng tiêu chí dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc đtm cho dự án, chúng tôi còn chuyên thực hiện các loại hồ sơ khác như lập báo cáo hoàn thành ĐTM, làm báo cáo xả thải vào nguồn nước, giấy phép khai thác nước ngầm/nước mặt,…
Để được tư vấn cụ thể hơn về hồ sơ đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất đúng theo quy định của Nhà nước, Anh/Chị vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!