Hiện nước ta có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện cung cấp khoảng 86 tỷ kWh đóng góp 39% tổng lượng điện cả nước với 220 tỷ kWh. Tuy nhiên, các nhà máy nhiệt điện cũng đóng vai trò “lớn” trong việc làm rò rỉ nhiều khí độc như NO2, SO2, bụi, xỉ tro, xỉ than gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và đe dọa đến sức khỏe của con người.
Nhằm hạn chế những tác động xấu từ nhà máy nhiệt điện, cơ quan chức năng ngày càng siết chặt công tác quản lý và kiểm soát hoạt động từ các nhà máy nhiệt điện bằng cách lập đánh giá ĐTM cho nhà máy điện mặt trời.
Đối tượng lập ĐTM cho nhà máy điện mặt trời
Nhóm dự án cần đánh giá ĐTM tác động môi trường cho nhà máy điện mặt trời có quy định cụ thể tại Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP đối với dự án đầu tư xây dựng lò phản ứng hạt nhân; dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhà máy nhiệt điện.
Vì sao phải đánh giá tác động môi trường?
- ĐTM là công cụ phân tích môi trường nhằm liệt kê đầy đủ những hậu quả liên quan đến môi trường từ dự án, đề án, chính sách và chương trình mục tiêu cụ thể thể hiện đầy đủ các phương án hành động khắc phục kịp thời các tác động xấu.
- ĐTM là quá trình tổng hợp thông tin, thu thập và đánh giá về các nguồn ô nhiễm có ảnh hưởng đến môi trường của dự án để cơ quan chức năng ra quyết định thẩm duyệt dự án có được tiến hành hay không.
- ĐTM là quá trình song song với các hoạt động kinh tế – xã hội hướng đến mục tiêu phân tích dự báo những tác động liên quan đến dự án tác động trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường; sau đó mới đề xuất biện pháp phòng, tránh, hạn chế và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và tài nguyên.
Căn cứ pháp lý đánh giá ĐTM cho nhà máy điện mặt trời
- Căn cứ vào Luật Tài nguyên nước năm 2012
- Căn cứ vào Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Căn cứ vào Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13/05/2019 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019
Quy trình lập ĐTM cho nhà máy điện mặt trời
- Tìm hiểu chi tiết về dự án với các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, khí tượng thủy văn,… để tiến hành thu thập, tổng hợp những thông tin liên quan đến nhà máy điện mặt trời.
- Thu thập và phân tích các mẫu nguồn ô nhiễm, đất, nước, không khí và đem đi thí nghiệm tại phòng thí nghiệm.
- Đánh giá, xác định nguồn gây ô nhiễm từ các dự án sản xuất, tiến hành phân loại chất thải trước và sau khi dự án kết thúc.
- Thực hiện quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm xác định.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến nguồn tài nguyên, môi trường, kinh tế – xã hội,… xung quanh khu vực dự án nhà máy điện mặt trời.
- Đề xuất giải pháp, phương án hạn chế mức độ ô nhiễm.
- Đề xuất biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
- Tiến hành tham vấn ý kiến của UBND cấp xã và cộng đồng dân cư quanh khu vực dự án có tác động.
- Chuẩn bị hồ sơ và trình nộp lên cơ quan chức năng.
- Chờ và nhận phê duyệt đánh giá tác động môi trường.
Hồ sơ lập đánh giá ĐTM cho nhà máy điện mặt trời
- Đơn đề nghị thẩm duyệt đánh giá tác động môi trường cho nhà máy điện mặt trời.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy phép kinh doanh.
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
- Bản vẽ vị trí thoát nước mưa.
- Bản vẽ vị trí khu đất.
- Bản vẽ công trình kỹ thuật kinh tế.
Hợp Nhất – đơn vị chuyên dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường với tất cả các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi có kinh nghiệm dày dạn cộng với chuyên môn kiến thức kỹ thuật cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Mọi thông tin cần giải đáp, Quý khách hàng liên hệ hotline 0938 857 768 gặp Ms. Thúy
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!